Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Tròn 24 ngày không có ca lây nhiễm COVIC-19; lên phương án ghép phổi cho bệnh nhân phi công người Anh

Tính đến 18 giờ ngày 10/5, Việt Nam đã có 24 ngày bình yên khi không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng. Các ca nặng đang được tạo điều kiện tối đa để điều trị. Học sinh hai cấp học mầm non và tiểu học chuẩn bị quay lại trường.

24 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng

Theo Bộ Y tế, tính đến 18 giờ ngày 10/5, đã có tròn 24 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) hiện là 11.130 trường hợp, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 180; cách ly tập trung tại cơ sở khác: 6.146; cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 4.804 trường hợp.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trong các ca COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 là 6 ca; số ca âm tính lần 2 trở lên với virus SARS-CoV-2 là 14 ca.

Hội chẩn đánh giá khả năng ghép phổi cho nam bệnh nhân là phi công

Ngày 10/5 các chuyên gia của Hội đồng chuyên môn cùng các bệnh viện ở 3 miền Bắc- Trung-Nam đã hội chẩn để đánh giá khả năng ghép phổi cho nam bệnh nhân 91 mắc COVID-19 là phi công người Anh hiện đang ở trong tình trạng nguy kịch, phổi đông đặc.

Bệnh nhân 91 là phi công người Anh (43 tuổi) đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh nhân cao 1,83m, nặng 100 kg (chỉ số khối cơ thể là 30.1 - có yếu tố béo phì). Bệnh nhân bị rối loạn đông máu, mắc hội chứng "cơn bão cytokine" - hệ miễn dịch phản ứng thái quá giải phóng nhiều cytokine chống lại cơ thể thay vì bảo vệ. Bệnh nhân kháng toàn bộ các loại Thu*c rối loạn đông máu đang được dùng trong nước, Bộ Y tế đã phải đặt mua Thu*c hiếm từ nước ngoài để điều trị cho nam bệnh nhân này.

Đây là bệnh nhân COVID-19 nặng nhất hiện nay, quá trình điều trị từ ngày nhập viện rất phức tạp, thất thường. Bệnh nhân xác định dương tính với virus SARS-CoV-2 ngày 18/3, sốt cao liên tục từ khi nhập viện, suy hô hấp tăng dần, diễn tiến ngày càng xấu dù còn trẻ và không có bệnh nền.

Trước đó, bệnh nhân chỉ bị đông đặc một bên phổi, tuy nhiên, hiện nay tình trạng này đã xuất hiện ở cả hai bên phổi. Bệnh nhân đã qua 53 ngày điều trị, 34 ngày được can thiệp ECMO, thở máy qua mở nội khí quản ngày thứ 15. Hiện bệnh nhân đang tiếp tục phải thở máy, lọc máu, phụ thuộc hoàn toàn vào ECMO.

Sáng 9/5, bệnh nhân vẫn có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Trong khoảng thời gian trước đó, bệnh nhân nhiều lần có kết quả âm tính, sau đó dương tính trở lại. Gần đây nhất ngày 6/5, mẫu phết họng của bệnh nhân cho kết quả dương tính sau 5 lần liên tiếp âm tính.

Mới đây, Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đã đề nghị cân nhắc phương án ghép phổi, nhằm nỗ lực tìm mọi cách cứu chữa cho bệnh nhân... Tại Việt Nam đã có ba bệnh viện là Bệnh viện 103 ghép phổi từ người cho còn sống, Bệnh viện 108 và Bệnh viện Việt Đức ghép phổi từ người hiến đã ch*t não.

Bệnh nhân số 19 đang trong quá trình phục hồi tốt

Về trường hợp bệnh nhân nặng còn lại là bệnh nhân 19 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, báo cáo của Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, hiện bệnh nhân đang thở oxy không xâm nhập, phục hồi tốt, giao tiếp tốt, không sốt, phổi thông khí rõ, không ran, kiểm soát huyết áp tốt.

Đây là bệnh nhân COVID-19 điều trị nhiều nhất ở nước ta (nhập viện từ ngày 7/3, đến nay đã qua hơn 2 tháng điều trị). Trong thời gian điều trị, không ít lần bệnh nhân rơi vào trạng thái nguy kịch, ngừng tuần hoàn 3 lần, phải đặt ECMO, lọc máu.

Tuy nhiên, với sự nỗ lực và quyết tâm của các y bác sĩ điều trị, chăm sóc trực tiếp tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, sự hỗ trợ và hội chẩn thường xuyên bằng phương án điều trị phù hợp của Hội đồng chuyên môn, của các chuyên gia, bệnh nhân 19 đã trải qua những ngày nguy kịch để chuyển sang tình trạng nặng và hồi phục tốt như hiện nay.

Học sinh tiểu học, mầm non chuẩn bị quay lại trường

Ngày mai (11/5/2020), học sinh tiểu học tại Hà Nội và một số tỉnh thành trở lại trường học. Trong hai ngày cuối tuần, các trường học đã nỗ lực chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện vệ sinh và các phương án tổ chức học tập để bảo đảm an toàn cho học sinh khi quay trở lại trường. Các trường khuyến cáo học sinh rửa tay thường xuyên, bắt buộc đeo khẩu trang khi ra chơi, không dùng chung đồ cá nhân, phòng học được bật điều hòa nhưng định kỳ mở cửa để thoáng khí.

Các trường và học sinh tuân thủ quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống COVID-19 trong trường học. Cụ thể: Không sử dụng mũ, nón, trang phục có tấm chắn giọt bắn cá nhân trong lớp học. Không bắt buộc đeo khẩu trang trong lớp học; Tiếp tục duy trì đeo khẩu trang trên đường đến trường, trước khi vào lớp, trong giờ ra chơi, khi ra khỏi lớp và trên đường về nhà; Không áp dụng giãn cách trong lớp học. Hạn chế tiếp xúc giữa học sinh các lớp học với nhau và chỗ đông người; Được sử dụng điều hòa trong lớp học; Cuối mỗi buổi học phải mở cửa phòng học tạo sự thông thoáng; Tăng cường thực hiện lau khử khuẩn bề mặt, vệ sinh phòng/lớp học, nhà vệ sinh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.5.

161 công dân Việt Nam từ Mỹ mới về đều âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2

Chiều 10/5, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa Lương Ngọc Trương cho biết, 161 công dân Việt Nam từ Mỹ về nước đang cách ly tại Sư đoàn 390, Quân đoàn 1 (đóng trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) đều có kết quả xét nghiệm lần 1 âm tính với virus SARS-CoV-2.

Đây là những công dân đang sinh sống, học tập và làm việc tại Mỹ, về nước ngày 9/5 và hạ cánh xuống Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh), sau đó được đưa về cách ly theo quy định tại các đơn vị quân đội, trong đó có Sư đoàn 390.

Trong tổng số 161 công dân nói trên có 72 nam, 89 nữ, trong đó có 1 phụ nữ có thai và 2 trẻ em. Các công dân được cấp phát nhu yếu phẩm cần thiết, tiêu chuẩn ăn 80.000 đồng/người/ngày, kiểm tra thân nhiệt 2 lần/ngày. Riêng trẻ em và công dân đang mang thai được khám sức khỏe định kỳ theo quy định của Bộ Y tế.

Đại tá Lê Minh Hùng, Phó Sư đoàn trưởng, Sư đoàn 390 cho biết: Sau một số đợt cách ly trước, đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 390 đã có nhiều kinh nghiệm, được trang bị đầy đủ vật chất, trang thiết bị y tế phục vụ cho thực hiện nhiệm vụ lần này.

Để bảo đảm vệ sinh phòng dịch COVID-19, các suất cơm được đóng hộp và mang đến từng giường cho mỗi người, lượng thức ăn thừa được tiêu hủy qua hệ thống lò nung. Đặc biệt, thực hiện quy định về giãn cách xã hội, đơn vị đã bố trí lại nơi ăn ở, giường cách giường 2m, không nằm giường tầng, bảo đảm khoảng cách an toàn.

Các công dân sẽ được xét nghiệm lần 2 trước khi hoàn thành cách ly đủ 14 ngày theo quy định

Dành 3.000-5.000 tỷ đồng để đào tạo lại cho lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung cho biết sẽ đề xuất với Chính phủ dành khoảng 3.000 – 5.000 tỷ đồng từ kết dư bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo lại cho 1 triệu lao động.

Theo đánh giá của Bộ LĐ-TB&XH, do ảnh hưởng lớn do dịch COVID-19, có tới 86 % doanh nghiệp bị ảnh hưởng, doanh thu giảm còn 70%; khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, khu vực du lịch hàng không, dịch vụ lao động tự do bị ảnh hưởng nghiêm trọng; khoảng 26 % doanh nghiệp tạm dừng hoạt động hoặc ngừng việc, giãn việc và mất việc.

“Trước tình hình đó, đối với các doanh nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất cần ưu tiên hàng đầu là tập trung tái cấu trúc lại nguồn nhân lực đi đôi với đổi mới công nghệ. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã khuyến cáo để khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh thì yêu cầu sống còn là phải đào tạo, đào tạo lại, nâng cao kỹ năng nghề cho lao động để tăng năng suất lao động. Hệ lụy của cắt giảm nhân sự hàng loạt là chi phí tuyển dụng lại sẽ rất lớn, hoặc doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt trầm trọng lao động khi hoạt động sản xuất được quay trở lại”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội sẽ trình với Thủ tướng ban hành Chỉ thị về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, sẽ đề xuất và tham mưu với Chính phủ dành 3.000 đến 5.000 tỷ từ kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo lại lực lượng lao động, dự kiến sẽ có khoảng 1 triệu lao động được đào tạo lại và cấp chứng chỉ. Về phương thức, các đơn vị sẽ tập trung đào tạo và đào tạo lại tại doanh nghiệp gắn với trường nghề, gắn hoạt động trực tiếp của doanh nghiệp do doanh nghiệp triển khai, cấp tiền trực tiếp cho doanh nghiệp.

PV/Báo Tin tức

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/thoi-su/tron-24-ngay-khong-co-ca-lay-nhiem-covic19-len-phuong-an-ghep-phoi-cho-benh-nhan-phi-cong-nguoi-anh-20200510211334390.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY