Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Trong các nước có trên 250 ca nhiễm COVID-19, mỗi VN không có ca Tu vong

Theo số liệu ghi nhận vào sáng nay của Trường đại học John Hopkins, thế giới hiện giờ ghi nhận số ca nhiễm hơn 1,85 triệu, và số ca Tu vong hơn 114.200. Đã có 232 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận có người nhiễm COVID-19.

Và trong số các quốc gia có trên 250 người nhiễm COVID-19 tính tới thời điểm này, chỉ duy nhất Việt Nam chưa có trường hợp Tu vong. Theo ghi nhận vào sáng nay, Việt Nam mới ghi nhận có 262 ca nhiễm COVID-19 và 144 đã được chữa khỏi, số người Tu vong do COVID-19 vẫn là 0.

Lúc này, Mỹ vẫn dẫn đầu về cả số ca nhiễm: 559.409 và số ca Tu vong: 22.071. Tốc độ lây nhiễm tại Mỹ đã có dấu hiệu giảm. Theo ghi nhận hôm 12.4 thì trong vòng 24 tiếng đồng hồ, Mỹ chỉ có thêm khoảng 30.000 ca nhiễm mới và thêm khoảng 1.500 ca Tu vong.

Tây Ban Nha xếp thứ 2 về số ca nhiễm là 166.831 và xếp thứ 3 về ca Tu vong 17.209. Tốc độ lây nhiễm ở Tây Ban Nha trong một tuần qua duy trì ở khoảng 3-4% mỗi ngày và riêng lần ghi nhận gần đây giảm xuống 2,3% tương đương gần 4.000 ca nhiễm mới. Số người ch*t cũng duy trì ở mức tăng khoảng 4% mỗi ngày, tức là khoảng 5-600 ca Tu vong mỗi ngày.

Ý xếp thứ 3 về số ca nhiễm là 156.363 nhưng số ca Tu vong lại xếp thứ 2 thế giới: 19.899. Tốc độ lây nhiễm và Tu vong do COVID-19 ở Ý trong tuần qua dao động quanh mốc tăng 3% mỗi ngày, tức khoảng 4.000 ca nhiễm mới và 400-500 ca Tu vong mỗi ngày.

Đức có số ca nhiễm nhiều thứ 4 thế giới là 127.854 nhưng số Tu vong chỉ 3.022, cho thấy khả năng y tế rất tốt của nền kinh tế số 1 châu Âu. Pháp xếp thứ 5 thế giới về số ca nhiễm là 95.403 và xếp thứ 4 thế giới vể số ca Tu vong 14.393.

Anh hiện là nước đang có sự tăng chóng mặt khi họ vừa vượt qua Trung Quốc về số ca nhiễm và vừa lọt vào danh sách các nước có trên 10.000 ca Tu vong do COVID-19. Lúc này, Anh có 84.279 ca nhiễm, còn số ca Tu vong tại Anh đã là 10.612. Những con số này rất sốc nếu biết 40 ngày trước, Anh chỉ ghi nhận 50 người nhiễm và không có ca Tu vong nào.

Tại châu Á, Trung Quốc – nơi khởi phát dịch COVID-19 vẫn dẫn đầu về số ca nhiễm được ghi nhận là 82.160 nhưng số ca Tu vong của Trung Quốc là 3.341 thì chỉ xếp thứ 2, sau Iran. Lúc này, Iran có 71.686 ca nhiễm và 4.474 ca Tu vong. Dù vậy, Trung Quốc đang lo ngại với đợt nhiễm COVID-19 ngược từ bên ngoài.

Sáng nay, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc đã công bố 108 ca nhiễm coronavirus mới, con số cao nhất trong vòng một tháng qua. Phần lớn các trường hợp nhiễm mới là người nhập cảnh, chiếm 98 ca. Còn có 10 trường hợp lây truyền tại địa phương, có 7 ca ở tỉnh Hắc Long Giang và 3 ca ở tỉnh Quảng Đông.

Một tâm dịch cũ ở châu Á là Hàn Quốc đã kìm hãm tốt sự lây lan. Tới lúc này, Hàn Quốc ghi nhận 10.537 ca nhiễm và 217 ca Tu vong. Tuy nhiên, lại có 2 điểm nóng mới đáng lo ngại tại châu Á là Nhật Bản và Ấn Độ.

Vào Chủ nhật, Bộ Y tế Nhật Bản xác nhận thêm 530 ca nhiễm coronavirus mới và thêm 4 ca Tu vong trong 24 vòng giờ. Lúc này Nhật ghi nhận ít nhất 7.967 ca nhiễm, bao gồm 712 ca nhiễm từ du thuyền Diamond Princess Cruise. Số người ch*t vì COVID-19 là 114, gồm có 12 ca Tu vong liên quan đến con tàu Diamond Princess Cruise.

Tuần trước, một quan chức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo Nhật Bản có thể cần phải thực hiện các biện pháp mạnh hơn để khống chế coronavirus ở những khu vực khó kiểm soát. Phát biểu tại một cuộc họp báo hôm thứ sáu, ông Michael Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của WHO cho biết Nhật Bản sẽ phải tăng quy mô xét nghiệm và cách ly để giảm tỷ lệ lây nhiễm.

Còn Ấn Độ vào thứ hai 13.4 cũng đã ghi nhận thêm 796 ca nhiễm coronavirus mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca bệnh được ghi nhận tại quốc gia này lên 9.152. Số người ch*t bởi COVID-19 cũng tăng thêm 35 trong 24 giờ qua, đưa tổng số ca Tu vong của Ấn Độ lên 308.

Theo Hội đồng Nghiên cứu y khoa Ấn Độ, nước này đã xét nghiệm 195.748 ca. Do sự lây lan nhanh chóng của COVID-19, ba bang Ấn Độ là Maharashtra, Punjab và Odisha đã gia hạn thời gian phong tỏa tới tận ngày 30.4 thay vì dỡ phong tỏa vào 14.3. Hiện chưa rõ Thủ tướng Narendra Modi có cho gia hạn phong tỏa cả nước hay chưa.

Tại khu vực Đông Nam Á, Singapore đang là điểm nóng mới đáng lo ngại khi Bộ Y tế hôm nay thông báo ghi nhận thêm 233 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm của quốc gia này lên 2.532. Các ca nhiễm mới đều do lây truyền trong địa phương chứ không phải từ bên ngoài. Làn sóng lây nhiễm thứ 2 xảy ra khi Singapore chịu làn sóng lây nhiễm thứ nhất bởi những người trở về từ châu Âu và Mỹ. Khi đối diện làn sóng thứ nhất gây số ca tăng đột biến, chính phủ Singapore đã phải chuyển công nhân nhập cư đến các doanh trại quân đội và các khách sạn biệt lập. Tính đến Chủ nhật, tổng số người ch*t do COVID-19 ở Singapore là 8, trong khi có 560 người sức khỏe đã hồi phục.

Tại khu vực Đông Nam Á, Malaysia vẫn là nước dẫn đầu về số ca nhiễm 4.683 và đã có 76 người Tu vong do COVID-19. Philippines có số ca nhiễm gần bằng Malaysia 4.648 nhưng số ca Tu vong lại cao vượt trội 297. Dù vậy, nước có ca Tu vong cao nhất khu vực Đông Nam Á là Indonesia với 373 ca dù số ca nhiễm của họ xếp thứ 3 khu vực: 4.241. Thậm chí, số ca Tu vong của Indonesia tính tới giờ còn cao hơn cả số ca hồi phục.

Thái Lan và Singapore ghi nhận số ca nhiễm khá sát nhau. Trong khi Thái Lan có số ca nhiễm là 2.551 thì Singapore có số ca nhiễm là 2.532. Nhưng tại Thái Lan đã có 38 người Tu vong với COVID-19, còn Singapore mới có 8 ca Tu vong mà thôi.

Trong khi đó, Myanmar là nước ghi nhận có người nhiễm COVID-19 khá muộn (mãi đến ngày 23.3 mới thông báo xác nhận ca đầu tiên) hiện giờ mới ghi nhận 39 ca nhiễm, đã có 4 người Tu vong và chỉ 2 người khỏi bệnh.

Anh Tú

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/tin-tuc-su-kien-c-179/trong-cac-nuoc-co-tren-250-ca-nhiem-covid-19-duy-nhat-vn-khong-co-truong-hop-tu-vong-136351.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY