Kinh tế xã hội hôm nay

Trồng Cây dược liệu trạch tả cho giá trị kinh tế cao tại Kim Sơn, Ninh Bình

Hiện nay, trong quá trình tìm hướng phát triển kinh tế nhằm nâng cao thu nhập cho người dân cũng như tạo bước đà trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh, nhiều huyện đã vận động hội viên, nông dân trồng thêm giống cây dược liệu trạch tả. Kết quả cho thấy, đây là giống cây trồng cho giá trị kinh tế cao, được ví “như vụ lúa thứ 3” trong năm của người nông dân.

Hình ảnh mô tả Cây Trạch Tả có tên khoa học: Alisma plantago-aquatica

Cây trạch tả

Trạch tả thuộc họ trạch tả, tên khác là mã đề nước, là một cây thảo, cao 40-50cm. Bộ phận dùng làm Thu*c của trạch tả là thân rễ, thu hái vào mùa thu là tốt nhất, cạo hết rễ, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

Trồng cây Dược Liệu Cây trạch tả tại Ninh Bình

Tại xã Xuân Thiện- huyện Kim Sơn, nhận thấy tiềm năng phát triển giống cây trồng này, xã đã chỉ đạo HTX nông nghiệp cử cán bộ tìm hiểu, nghiên cứu các đặc tính của cây trồng, điều kiện thổ nhưỡng của địa phương cũng như giá trị kinh tế và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chế biến từ cây trạch tả. Qua đó được biết đây là một loại cây dược liệu quý, củ trạch tả sau khi thu hoạch có thể sấy khô, được thương lái tìm kiếm thu mua với số lượng lớn. Hơn thế, trạch tả sinh trưởng và phát triển tốt trên đất 2 lúa nên tận dụng được diện tích đất nông nghiệp để trống giữa vụ mùa và vụ đông xuân tiếp theo. Vì vậy, xã quyết định nhân rộng diện tích, hình thành vùng quy hoạch trồng cây trạch tả với diện tích 30ha.

Ông Vũ Văn Khởi ở xóm 2, Xuân Thiện cho biết: Gia đình tôi trồng 1,6 mẫu trạch tả, năm nay cây sinh trưởng và phát triển tốt, lái buôn thu mua với giá cao, lượng thu mua lớn. Mọi năm, các lái buôn chỉ thu mua củ trạch tả đã sấy khô nhưng năm nay, họ thu mua cả củ tươi. Giá củ tươi là 10.000 đồng/kg, giá củ khô dao động từ 38- 40.000 đồng/kg. Sau khi trừ chí phí, lợi nhuận gia đình thu về là khoảng 35 triệu đồng. Bên cạnh đó, trồng và chăm sóc cây trạch tả không khó, khá tương tự việc trồng lúa.

Cũng như huyện Kim Sơn, Hội Nông dân huyện Gia Viễn đã tổ chức cho các hộ là hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tại xã Gia Hòa đi thăm quan học tập mô hình trồng cây trạch tả ở xã Khánh Thủy- huyện Yên Khánh; nơi có nhiều hộ hội viên, nông dân tham gia trồng cây trạch tả đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Vụ đông 2016, Hội Nông dân huyện chỉ đạo Hội Nông dân xã Gia Hòa và hộ các ông: Phạm Hồng Trình, Nguyễn Văn Hưởng ở thôn Phú Nhuận trồng khảo nghiệm 1,5 ha cây trạch tả. Để thực hiện thành công mô hình, Hội Nông dân huyện đã hỗ trợ cây giống, ngày công, một phần phân bón; mời kỹ sư tư vấn cung cấp giống cây, hướng dẫn KHKT trước, trong khi thực hiện mô hình và bao tiêu sản phẩm sau khi thu hoạch.

Cũng giống như cây lúa, trạch tả được cấy từ cây con. Hạt được gieo từ giữa tháng 9, sau khoảng 30 - 35 ngày là có thể nhổ lên đem cấy với mật độ 8 - 10 cây/m2, mật độ cấy 40 x 50cm. Thời vụ cấy từ ngày 28-30/9/2016 (thời gian sinh trưởng khoảng 120 ngày). Chăm bón cây trạch tả cũng cần bón phân kết hợp với làm cỏ và phòng trừ sâu bệnh thường xuyên. Đến nay, sau hơn 2 tháng, cây sinh trưởng, phát triển tốt, dự kiến thu hoạch vào tháng 1/2017. Khi thu hoạch, củ trạch tả được đào lên, cắt phần lá, rửa sạch. Lấy cót quây tròn, dùng diêm sinh để hun đến khi củ chín mềm, rồi đem phơi hoặc sấy khô.

Về hiệu quả kinh tế tính trên 1 vụ, cây dược liệu trạch tả cho thu lợi nhuận gấp đôi so với cây lúa. Mỗi kg trạch tả khô có giá khoảng 30- 40.000 đồng, sau khi trừ chi phí, mỗi sào thu lợi nhuận 2 triệu đồng. Với 1,5 ha trồng trạch tả, gia đình ông Trình, ông Hưởng thu nhập từ 60- 80 triệu đồng. Thuận lợi hơn là đầu ra cho sản phẩm khá ổn định, đã được Công ty Traphaco cam kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao từ việc trồng cây trạch tả vụ đông năm 2016 này, Hội Nông dân huyện chỉ đạo Hội Nông dân xã Gia Hòa tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động bà con nông dân trong thôn, xóm tham gia mở rộng diện tích, các hộ đã tham gia trồng khảo nghiệm năm 2016 sẽ giúp đỡ bà con cung cấp cây giống, chuyển giao KHKT, ký hợp đồng với Công ty thu mua. Hy vọng việc gắn bó lâu dài với giống cây này sẽ giúp người nông dân tìm được hướng đi trong phát triển nông nghiệp bền vững.

Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh, nhiều huyện cũng đã tiến hành khảo sát và trồng thử giống cây này. Nếu ổn định được đầu ra, chắc chắn diện tích trồng trạch tả sẽ được mở rộng gấp nhiều lần hơn nữa. Đây cũng là động lực để phát triển kinh tế của địa phương, góp phần quan trọng vào việc nâng cao thu nhập cho người dân.

Nguồn: NB

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/trong-cay-duoc-lieu-trach-ta-cho-gia-tri-kinh-te-cao-tai-kim-son-ninh-binh)

Tin cùng nội dung

  • Khi trồng cây trong chậu cần lưu ý đừng cho quá nhiều đất và ém chặt, vì như thế khi tưới nước cây không hấp thụ được mà còn làm nước chảy tràn ra ngoài gây lãng phí.
  • Không nói dối, ăn cắp, xin lỗi khi sai, thận trọng suy xét, không bao giờ làm tổn thương bất kỳ ai… là những giá trị đạo đức mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng phải dạy con của mình ngay từ nhỏ.
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Mangyte -Món dưa muối thường ít chú ý trong bữa ăn gia đình, thật tiếc nếu ta không hiểu được giá trị đích thực của nó.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Được phân công học lâm sàng tại phòng 203 khoa Thần kinh - Bệnh viện E, ngoài những giờ thăm khám bệnh nhân hay nghe thầy giảng bài, chúng tôi thường nói chuyện với người nhà bệnh nhân để có thể nắm rõ hơn tình hình của từng người bệnh.
  • Đường phố Hà Nội, nhất là những tuyến phố trung tâm mua hè có lúc lên tới 40 độ C, cây Vàng tâm rất khó phát triển, thậm chí còn không tồn tại được…
  • Có thể nói giá trị sức lao động ở nước ta thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới. Giá trị sức lao động thấp theo lý giải của nhiều chuyên gia kinh tế đến từ các cơ quan chức năng là do nền kinh tế nước ta còn nghèo, mức tăng trưởng GDP chỉ đạt mức trung bình...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY