Phụ khoa hôm nay

Đây là chuyên khoa có chức năng chẩn khám, điều trị nội khoa lẫn phẫu thuật ngoại khoa các bệnh lý phụ khoa lành tính, các bệnh lý cấp cứu và các bệnh liên quan tới nội tiết sinh sản. Các bệnh lý phụ khoa được ứng dụng điều trị nội tiết như rong kinh, băng huyết, vô kinh, rối loạn nội tiết (vị thành niên và mãn kinh), sẩy thai liên tiếp, điều hoà sinh sản, nạo thai dưới 3 tháng tuổi, phá thai to, hút thai khó dưới 12 tuần. Phương pháp phẫu thuật nội soi được áp dụng cắt tử cung, bóc u xơ, soi buồng tử cung,...Phương pháp ngoại khoa truyền thống được thực hiện trong phẫu thuật đường âm đạo, cắt tử cung đường âm đạo, các phẫu thuật trong dị dạng sinh dục, sa sinh dục, u nang buồng trứng,...

Trong kỳ kinh nguyệt, chuyên gia cảnh báo có 4 loại nước không nên uống vì có thể làm tổn thương tử cung và mệt mỏi

Trên tờ Insider, nhà nội tiết học Rocio Salas-Whalen, công tác tại NewYork, Mỹ đã chỉ ra có 4 loại đồ uống chị em không nên dùng ngay trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt nếu không muốn tình trạng cơ thể trở nên trầm trọng.

Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe, chúng có chức năng loại bỏ độc tố trong cơ thể, giúp vận chuyển dinh dưỡng. Trong những ngày kinh nguyệt, nước còn nắm vai trò quan trọng hơn nữa khi giúp điều hòa kinh nguyệt, tăng máu kinh, cải thiện tình trạng máu kinh ra ít.

Tuy nhiên, không phải loại nước nào cũng tốt cho kỳ "đèn đỏ" của bạn. tiêu thụ một số loại đồ uống ngay trong thời điểm này còn làm chị em đối mặt với chuột rút, đầy hơi hoặc làm tử cung bị tổn thương.

Trên tờ insider, nhà nội tiết học rocio salas-whalen, công tác tại newyork, mỹ đã chỉ ra có 4 loại đồ uống chị em không nên dùng ngay trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt nếu không muốn tình trạng cơ thể trở nên trầm trọng.

4 loại đồ uống không thích hợp cho kỳ kinh nguyệt

1. Đồ uống có chứa caffeine

Tiến sĩ Rocio Salas-Whalen khuyên chị em phụ nữ hãy cắt giảm lượng caffeine tiêu thụ trong những ngày "đèn đỏ", nếu trước đây bạn uống 3 tách cà phê mỗi ngày thì giờ chỉ nên sử dụng 1 tách.

Bà rocio cho rằng, việc lạm dụng quá nhiều caffeine ngay trước và trong kỳ kinh nguyệt sẽ làm tăng số lần bị chuột rút và gây ra thu hẹp mạch máu, điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng chuột rút của chị em trong những ngày này.

2. Ăn đồ uống lạnh

Trong thời kỳ kinh nguyệt, tử cung của phụ nữ đang phải hoạt động nhiều nên dễ tổn thương, đồng thời lúc này cơ thể đang ở trong trạng thái điều chỉnh hormone, thời điểm này nếu chị em sử dụng đồ uống lạnh sẽ dẫn đến tình trạng khí huyết bị ứ trệ, gây rối loạn nội tiết. đồng thời, tử cung có thể bị kích thích bởi đồ uống lạnh và gây ra những cơn đau bất thường.

3. Sữa, sữa chua và sinh tố nhiều đường

Tiến sĩ salas-whalen lưu ý rằng tiêu thụ nhiều sữa trong kỳ kinh nguyệt không phải là ý tưởng tốt nhất bởi vì sữa có thể gây ra chuột rút.

Thêm vào đó, bà cathy posey, một chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ với tờ insider rằng: nhiều loại sữa chua và sinh tố có thể được làm ngọt bằng đường nhân tạo, gây ra các tác dụng phụ khi tiêu thụ đường trong kỳ kinh nguyệt, chẳng hạn như thay đổi tâm trạng và đầy hơi.

4. Đồ uống chứa nhiều đường

Bà cathy posey cảnh báo những loại đồ uống chứa nhiều đường là thứ cần phải tránh xa khi trong những ngày "đèn đỏ" bởi vì: lượng đường tinh luyện có thể khiến cơ thể bạn giữ lại natri và nước, làm tăng đầy hơi. ngoài ra, việc nạp nhiều carbohydrate và đường tinh chế có thể khiến bạn thay đổi cảm xúc thất thường.

"khi uống đồ uống ngọt, lượng đường của bạn sẽ tăng cao sau đó giảm đi nhanh chóng, đó là lý do vì sao tâm trạng của bạn có thể xấu đi nhanh chóng trong ngày kinh nguyệt", nữ chuyên gia dinh dưỡng nói.

Vậy trong kỳ kinh nguyệt phụ nữ nên uống loại nước nào?

Trên thực tế, loại nước tốt nhất cho chị em để uống vào ngày "đèn đỏ" nhất chính là nước lọc. trung bình mỗi ngày cơ thể mỗi người cần đến 1,5 lít nước từ thực phẩm, đồ uống... nhưng bạn không nên uống quá nhiều nước trong một lúc mà nên chia nhỏ thành từng đợt.

Vận động hoặc người chơi thể thao nên uống nhiều nước hơn.

Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, trong quá trình uống, chị em nên uống từng ngụm nhỏ để nước có thời gian thấm qua thành ruột vào mạch máu và thỏa mãn nhu cầu khát của cơ thể bị thiếu nước. không nên uống nước trước khi đi ngủ.

Nước dù có vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng máu kinh của phụ nữ, tuy nhiên trong thời điểm này không phải uống nước như thế nào cũng tốt, chị em hãy ghi nhớ những lưu ý trên đây để tránh ảnh hưởng đến cơ thể.

Nguồn: Insider, Indiatvnews, Zhuanlan

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/trong-ky-kinh-nguyet-chuyen-gia-canh-bao-co-4-loai-nuoc-khong-nen-uong-vi-co-the-lam-ton-thuong-tu-cung-va-met-moi-20200929213925392.chn)

Tin cùng nội dung

  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY