Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Trong mùa dịch, hãy bổ sung 12 món ăn này vào mâm cơm của bạn để “gia cố” hệ miễn dịch, giúp chống lại virus

Theo Healthline, để hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh, bạn cần tăng cường bổ sung các thực phẩm lành mạnh. Nếu bạn đang tìm cách để ngăn ngừa cảm lạnh, cúm và muốn bảo vệ bản thân trong mùa dịch Covid-19 thì hãy khẩn trương bổ sung những món ăn dưới đây vào mâm cơm hàng ngày!

1. Trái cây có múi

Các loại quả có múi bao gồm: bưởi, cam, quýt, chanh... đều là những loại chứa rất nhiều vitamin C. Trong khi đó, vitamin C có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm tăng cường sản xuất tế bào bạch cầu từ đó giúp bạn 2. Ớt chuông đỏ

Hóa ra, không chỉ cam, quýt mới chứa nhiều vitamin C, bạn sẽ bất ngờ khi biết ớt chuông đỏ chứa lượng vitamin C gấp đôi so với cam, quýt.

Không những thế, ớt chuông đỏ còn là một nguồn beta carotene phong phú giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, đồng thời duy trì làn da khỏe mạnh.

3. Bông cải xanh

Bông cải xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin A, C và E, cũng như nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ khác, chính vì vậy loại rau này là một trong những loại rau tốt nhất bạn nên ăn thật nhiều để phòng ngừa bệnh tật.

4. Củ tỏi

Theo Trung tâm Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp Quốc gia (Mỹ), tỏi là thực phẩm có tác dụng làm giảm huyết áp và làm chậm quá trình xơ cứng động mạch. Không những thế, nhờ chứa nồng độ nặng các hợp chất chứa lưu huỳnh, chẳng hạn như allicin mà tỏi có thể tăng cường hệ miễn dịch cho bạn.

5. Rau bina

Rau bina cũng nằm trong danh sách những món ăn tăng cường hệ miễn dịch do Healthline khuyến cáo bởi không chỉ vì nó giàu vitamin C, mà nó còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và beta carotene, có thể làm tăng khả năng chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch.

6 . Sữa chua

Sữa chua, đặc biệt là sữa chua Hy Lạp có thể kích thích hệ thống miễn dịch của bạn để chống lại bệnh tật bởi món ăn này có chứa nhiều vitamin D. Vitamin D giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch và được cho là giúp tăng khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể chúng ta chống lại bệnh tật.

7. Củ nghệ

Nghệ là gia vị của rất nhiều món ăn ngon... Không những vậy, nó còn được sử dụng như một chất chống viêm trong điều trị viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Nghiên cứu được thực hiện năm 2016 bởi các nhà khoa học Mỹ cho thấy trong nghê có chứa nhiều chất curcumin có thể giúp giảm tổn thương cơ do tập thể dục.

8. Trà xanh

Cả trà xanh và trà đen đều chứa nhiều flavonoid, một loại chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, lượng EGCG trong trà xanh thực sự vượt trội. EGCG đã được chứng minh có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch. Trong khi đó, quá trình lên men khiến trà đen bị phá hủy rất nhiều EGCG.

Ngoài ra, trà xanh cũng là một nguồn axit amin tốt. Nó có thể hỗ trợ sản xuất các hợp chất chống vi trùng trong các tế bào của bạn.

9. Quả đu đủ

Đu đủ cũng là một loại quả chứa rất nhiều vitamin C, thứ có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống miễn dịch của cơ thể. Chúng ta có thể tìm thấy 224% lượng vitamin C được đề nghị hàng ngày trong một quả đu đủ.

Không những thế, nó cũng chứa một loại enzyme tiêu hóa gọi là papain có tác dụng chống viêm và chứa lượng kali, vitamin B và folate dồi dào - tất cả đều có lợi cho sức khỏe tổng thể của bạn.

10. Quả kiwi

Giống như đu đủ, kiwi có đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm folate, kali, vitamin K và vitamin C. Vitamin C giúp tăng các tế bào bạch cầu để chống nhiễm trùng, trong khi các chất dinh dưỡng khác của kiwi giữ cho cơ thể bạn hoạt động bình thường.

11. Thịt gia cầm

Các loại thịt gia cầm, như gà và gà tây, có chứa nhiều vitamin B6. Trong khi đó, vitamin B6 rất quan trọng đối với sự hình thành của các tế bào hồng cầu mới. Đồng thời, trong nước luộc xương gà cũng có chứa gelatin, chondroitin và các chất dinh dưỡng khác hữu ích cho việc điều trị và tăng cường miễn dịch đường ruột.

12. Động vật có vỏ

Các loại động vật có vỏ bao gồm cua, sò, tôm... chứa nhiều kẽm, có thể hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Dù kẽm không được chú ý nhiều như vitamin và khoáng chất khác, nhưng cơ thể chúng ta vẫn cần nó để các tế bào miễn dịch có thể hoạt động tốt.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý bởi dung nạp quá nhiều kẽm có thể gây ức chế chức năng hệ thống miễn dịch. Đối với đàn ông trưởng thành chỉ nên nạp 11 miligam (mg) và đối với phụ nữ là 8mg kẽm mỗi ngày.

Nguồn: Healthline

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/trong-mua-dich-hay-bo-sung-12-mon-an-nay-vao-mam-com-cua-ban-de-gia-co-he-mien-dich-giup-chong-lai-virus-20200318173323826.chn)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Đau dạ dày gồm bệnh lý nội khoa, ngoại khoa, stress và đặc biệt là thói quen ăn uống, sinh hoạt.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY