Ngày 21/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Hàm mặt - Tạo hình - Thẩm mỹ của bệnh viện đã nối thành công trường hợp cẳng tay bị cắt đứt rời bởi máy nghiền bột gạo.
Đây là 1 trong 4 trường hợp chi thể lớn đứt rời (3 cẳng tay, 1 cẳng chân) được "hồi sinh" bằng phẫu thuật vi phẫu ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong 2 tuần giãn cách xã hội phòng chống dịch bệnh COVID-19 vừa qua.
Theo đó, bệnh nhân là anh T.Đ.T (44 tuổi, Hà Nam). Đến bây giờ, anh T vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại giây phút mình bị các lưỡi dao của máy nghiền bột cắt đứt phăng cẳng tay bên trái.
Theo lời người đàn ông này, gia đình anh có nghề làm bún. Khi T*i n*n bất ngờ xảy đến, nhìn thấy cẳng tay trái lại là tay thuận của mình bị máy cắt đứt lìa ra, anh T đã hoảng loạn và vô cùng lo lắng.
Ngay sau đó, anh được gia đình cầm máu tạm thời và đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam sơ cứu cầm máu, giảm đau và bảo quản lại phần tay đứt rời, rồi được chuyển ngay lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Tại đây, sau khi được thăm khám, hội chẩn liên chuyên khoa, các bác sĩ chuyên khoa Tạo hình Thẩm mỹ phối hợp cùng với các bác sĩ Chấn thương chỉnh hình đã tiến hành phẫu thuật vi phẫu cấp cứu nối lại cẳng tay đứt rời cho người bệnh.
Sáng 20/4 - 5 ngày sau mổ, cẳng tay đứt rời đã thực sự được "hồi sinh" trên cánh tay tưởng như tàn phế của anh T. Bàn tay đã bắt đầu có cử động và cảm giác khiến anh T và gia đình rất vui mừng.
Hiện tại, anh T vẫn được tiếp tục theo dõi và chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện. Thời gian tới, người bệnh phải trải qua quá trình luyện tập phục hồi chức năng để có thể vận động lại được gần như xưa.
Bác sĩ Tô Tuấn Linh, Khoa phẫu thuật Hàm mặt - Tạo hình - Thẩm mỹ, người trực tiếp tham gia ca mổ cho biết, đây là một ca mổ rất khó khăn, do tổn thương bị cắt bằng các lưỡi dao của máy nghiền bột, tổn thương ở vị trí cao 1/3 trên cẳng tay, các thành phần tổ chức và mạch máu thần kinh bị dập nát nhiều, lại có nhiều dị vật dính vào, nên trong quá trình phẫu thuật vừa phải đảm bảo làm sạch dị vật và tổ chức dập nát nhưng lại không được cắt bỏ quá nhiều để vẫn đảm bảo chức năng của bàn tay sau mổ.
Ngoài ra, việc nối ghép lại mạch máu và thần kinh cho bệnh nhân là kĩ thuật rất khó, phải thực hiện hoàn toàn dưới kính hiển vi với các dụng cụ và kim chỉ rất nhỏ. Thêm vào nữa việc phẫu thuật phải được sự phối hợp nhuần nhuyễn của các chuyên khoa Phẫu thuật và gây mê hồi sức để có thể rút ngắn thời gian mổ, đảm bảo tái tưới máu cho phần tay đứt rời sớm nhất có thể.
Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng Khoa Phẫu thuật Hàm mặt - Tạo hình - Thẩm mỹ, mỗi năm Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận hàng trăm trường hợp người bệnh đứt rời các phần cơ thể như tay chân, da đầu, môi mũi tai, D**ng v*t do các nguyên nhân T*i n*n khác nhau. Trong đó, có không hiếm các trường hợp đặc biệt như vết thương đứt rời cả hai tay, hai chân hay phối hợp trong các bệnh cảnh đa chấn thương nặng khác.
Đây là những ca bệnh phức tạp, bởi đứt rời hai tay hoặc hai chân là các tổn thương nặng không chỉ đe dọa tính mạng người bệnh mà tổn thương mất cả 2 tay hoặc 2 chân cùng lúc là có thể ảnh nặng nề đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh sau này.
Vì vậy, có những đêm bệnh viện đã phải huy động nhiều kíp vi phẫu thuật làm việc 10h đến 15h liên tục để kết hợp xương, nối gân và nối các mạch máu, thần kinh bằng vi phẫu thuật cứu sống cả hai chi thể cũng như tính mạng người bệnh.
PGS Nguyễn Hồng Hà cũng cho biết thêm, các tổn thương đứt rời bộ phận cơ thể do T*i n*n khác thường gặp ở các nước đang phát triển như ở Việt Nam, mỗi người cần nâng cao ý thức tự bảo vệ và an toàn lao động để tránh các T*i n*n đáng tiếc có thể xảy ra.
Được biết, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức luôn sẵn sàng tổ chức cấp cứu 24h/24h cho tất cả các bệnh nhân có chỉ định nối ghép các bộ phận cơ quan như tay chân, da đầu, môi, mũi, D**ng v*t để không một bệnh nhân nào phải mất đi các phần cơ thể quý báu của mình ngay cả trong thời gian dịch bệnh.
Chủ đề liên quan:
4 người cẳng chân cẳng tay cánh tay bị đứt rời Covid 19 Dịch Covid 19 đứt lìa giãn cách Giãn cách xã hội hồi sinh những ngày Phẫu thuật nối chi xã hội y tế