Bộ trưởng bộ y tế nguyễn thanh long phát biểu trước quốc hội vào chiều 25/7.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, thực hiện kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trị và Ban Bí thư, từ đầu năm 2020, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt chiến lược vắc xin trên toàn diện các lĩnh vực: mua, nhập khẩu vắc xin, nhận chuyển giao công nghệ, nghiên cứu sản xuất vắc xin trong nước và tổ chức tiêm vắc xin.
Bộ trưởng nguyễn thanh long cho biết, nỗ lực tiếp cận và ngoại giao vắc xin được thúc đẩy mạnh mẽ với hàng loạt cuộc đàm phán trao đổi trong các cuộc gặp song phương, đa phương của tổng bí thư, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng chính phủ và đã có nhiều kết quả khả quan; đến thời điểm hiện nay chúng ta đã có các cam kết, thỏa thuận, hợp đồng và nhận được nhiều nguồn viện trợ của trung quốc, mỹ, nhật, úc, anh và các nước khác với số lượng trên 130 triệu liều, đang nỗ lực đàm phán ký kết trên 40 triệu liều để nâng tổng số lên 170 triệu liều vào năm 2021.
Tuy nhiên do tình hình khan hiếm vắc xin toàn cầu, khả năng sản xuất của các nhà máy có hạn, (Covax cung ứng 3,86 tỷ liều nhưng đến nay mới cung ứng được được 89,8 triệu liều cho 133 Quốc gia đạt 2,5% theo kế hoạch); các trung tâm sản xuất vắc xin của thế giới như Ấn Độ bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch nên đã dừng xuất khẩu vắc xin cho các nước.
Dẫu vậy, với nỗ lực thúc đẩy và ngoại giao vắc xin, riêng trong tháng 7 sẽ có khoảng hơn 12 triệu liều được chuyển cho các địa phương đang có dịch; các tỉnh, thành phố là đầu tầu kinh tế; các tỉnh khác để tiêm cho các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21 của Chính phủ.
Về nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ vắc xin, người đứng đầu ngành Y tế cho biết, vào quý 1 năm 2021, Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia đầu tiên trên thế giới phân lập, nuôi cấy vi rút mở đường cho nghiên cứu vắc xin; là quốc gia đầu tiên trong Đông Nam Á, tiến hành thử nghiệm giai đoạn 3. Đến tháng 8/2021, mũi tiêm thứ 2 sẽ hoàn thành cho các đối tượng nghiên cứu và sẽ thực hiện việc đăng ký theo quy định.
Về chuyển giao công nghệ, bộ trưởng nguyễn thanh long cho hay, hiện nay có 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ với nga, mỹ, nhật đã được ký kết. với nga, đã xong giai đoạn 1 gia công, đóng ống đã hoàn thành và đang được kiểm định chất lượng tại nga; trong tháng 8 sẽ được đóng ống tại việt nam chuyển sang giai đoạn 2 chuyển giao công nghệ vào cuối năm nay. hợp đồng với mỹ chuyển giao công nghệ vắc xin với công nghệ cao nhất sẽ tiến hành thử nghiệm vào tháng 8; nhà máy sản xuất với quy mô đạt tới 200 triệu liều đã được triển khai xây dựng và chuẩn bị đi vào hoạt động.
Về chiến dịch tiêm chủng, bộ trưởng bộ y tế nguyễn thanh long cho biết đã được khởi động và hiện đang đẩy nhanh tiến độ từ giờ đến cuối năm.
Nói về vấn đề vắc xin, ĐBQH Trịnh Xuân An (Đoàn Đồng Nai) cho rằng, đây chính là "chìa khóa" để ta chiến thắng đại dịch. Tuy nhiên, dù đã rất cố gắng, chủ động vận, vận động mọi kênh, mọi cấp nhưng hiện nay số vắc xin chúng ta thực nhận và số người được tiêm còn rất hạn chế.
Các ĐBQH trong phiên thảo luận tổ ngày 25/7.
Đến thời điểm này, chúng ta mới có khoảng 10 triệu liều vaccine về tới Việt Nam trên tổng mục tiêu là 150 triệu liều. Chúng ta mới có khoảng 4,5 triệu người được tiêm, trong đó số được tiêm đủ 2 mũi mới chỉ khoảng 1% dân số.
ĐB Trịnh Xuân An đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế cần đẩy mạnh hơn nữa trong việc đưa vắc xin về nước, trong đó có việc khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận, chung tay cùng Chính phủ để đưa vắc xin về Việt Nam. Ngoài ra, cũng phải thúc đẩy nghiên cứu, hoàn thiện các quy trình để sớm có vắc xin "made in Việt Nam".
Theo quan điểm của ĐBQH Nguyễn Anh Trí (Đoàn TP Hà Nội), chương trình vắc xin là hết sức cần thiết, để tạo ra sự miễn dịch cộng đồng chủ động, giải pháp này bền vững, căn cơ và chủ động. Vắc xin sẽ giúp cộng đồng ít người bị nhiễm hơn, nếu nhiễm thì ít ca nặng hơn, nếu không may mà nặng thì tỷ lệ Tu vong thấp hơn.
Bên cạnh đó, để người dân tin tưởng, vị đại biểu đoàn TP Hà Nội cũng đề nghị chương trình tiêm chủng cần phải được tổ chức một cách khoa học, hợp lý, bình đẳng và minh bạch.
ĐB Tô Văn Tám (Đoàn Kon Tum) nêu quan điểm, nhiệm vụ phòng, chống dịch được Chính phủ, các ngành, các cấp và các địa phương triển khai với sự chủ động, kịp thời và hết sức quyết liệt, sát với diễn biến phức tạp của dịch, với các giải pháp đa dạng, linh hoạt và phù hợp. Trong đó, vắc xin được coi là mấu chốt, là cứu cánh, đảm bảo cho sự thành công của phòng, chống dịch.
Mặc dù hiện tại tỷ lệ người dân được tiêm vắc xin của chúng ta còn thấp do diễn biến phức tạp của đại dịch trên thế giới và khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu vắc xin của các quốc gia. Tuy nhiên, vị đại biểu đoàn Kon Tum cho biết, cử tri và dư luận vẫn chia sẻ và ghi nhận nỗ lực của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong quá trình thực hiện chiến lược vắc xin và tin tưởng rằng mục tiêu tiêm cho 70 đến 75% dân số nhằm đạt miễn dịch cộng đồng trong năm 2021 và sản xuất vắc xin trong nước sẽ trở thành hiện thực trong thời gian gần./.
Thế Công
Chủ đề liên quan:
bộ trưởng bộ y tế kinh tế xã hội kinh tế xã hội nguyễn thanh long phát triển kinh tế