Cây thuốc quanh ta hôm nay

Trúc nhự, trúc lịch: Thanh nhiệt, bổ máu

Trúc nhự là phần cật tre trúc non (cạo bỏ tinh tre và lớp vỏ trong); trúc lịch là nước ép cật tre trúc (đốt tre trúc non bánh tẻ hơ nóng vắt ép lấy nước)
Trúc nhự là phần cật tre trúc non (cạo bỏ tinh tre và lớp vỏ trong); trúc lịch là nước ép cật tre trúc (đốt tre trúc non bánh tẻ hơ nóng vắt ép lấy nước). Trúc nhự và trúc lịch chứa các oligo và polysaccharit, các carbohydrate, acid amin và vitamin. Có tác dụng ức chế thần kinh, chống viêm chống loét, chống sưng nề.

Theo Đông y, trúc nhự vị ngọt hơi đắng, tính mát; vào vị đởm. Trúc lịch vị ngọt, tính lạnh; vào kinh tâm vị. Có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm, thanh vị chỉ ẩu, lương huyết chỉ huyết. Trị nôn mửa, nấc cụt, ho suyễn, thổ huyết chảy máu cam; nôn do nhiễm độc thai nghén thời kỳ đầu, động thai. Ngày dùng 6 - 10g khô, 30 - 60g tươi bằng cách nấu sắc, pha hãm.

Bài Thu*c trị bệnh có trúc nhự, trúc lịch:

Chữa viêm thanh quản nói không ra tiếng: trúc nhự, lá tre, tang bạch bì mỗi vị 12g; thổ bối mẫu, thanh bì, cát cánh mỗi vị 8g; nam tinh chế 6g, gừng 4g. Sắc uống, ngày 1 thang

Chữa viêm phổi giai đoạn đầu: trúc nhự 8g, kim ngân 15g, sài đất 15g, bồ công anh 15g, kinh giới 15g, cỏ mần trầu 15g, tang bạch bì 12g, hạnh nhân 8g. Sắc uống, ngày 1 thang

Chữa hen phế quản khi đang lên cơn hen: trúc lịch 20ml, tang bạch bì 20g, hạnh nhân 12g, hoàng cầm 12g, bán hạ chế 8g, ma hoàng 6g, cam thảo 4g. Sắc uống, ngày 1 thang.

Trị nôn khi mang thai: trúc nhự 6g, đảng sâm 16g, bạch truật 12g, ý dĩ 12g, trần bì 8g, bán hạ chế 8g, gừng tươi 3 lát. Sắc uống trong ngày.

Trị viêm đại tràng mạn tính thể táo: trúc nhự 8g, sài hồ 12g, đương quy 12g, nhân trần 12g, chi tử (sao) 12g, vỏ cây khế 12g, đảng sâm 12g, chỉ thực 12g, thương truật 12g, bạch thược 12g, táo nhân (sao đen) 12g, cúc hoa 8g, bạc hà 6g. Sắc uống, ngày 1 thang.

Một số thực đơn chữa bệnh có trúc nhự

Cháo trúc nhự: trúc nhự tươi 30g, gạo tẻ 50g. Trúc nhự nấu lấy nước, đem nước nấu cháo gạo (cháo loãng), cho ăn ít một dần dần. Dùng cho người viêm dạ dày ruột, nôn ói (vị nhiệt ẩu thổ).

Cháo trúc lịch: trúc lịch 100ml, gạo tẻ 60g. Lấy đoạn non tre trúc ép lấy 100ml nước; gạo nấu cháo. Khi cháo chín, cho trúc lịch vào khuấy đều. Ngày làm 1 lần chia 2 lần ăn. Dùng cho bệnh viêm khí phế quản sốt nóng, ho đờm ít vàng dính, đau tức vùng ngực, mức độ nặng có lẫn tia máu trong đờm, khó thở.

Cháo trúc diệp thạch cao đậu xanh: trúc diệp 12g, thạch cao sống 30g, đại hoàng 8g, gạo tẻ 50g, đậu xanh 60g. Đem trúc diệp và các dược liệu nói trên nấu lấy nước. Gạo và đậu xanh vo sạch nấu cháo, cháo được cho nước Thu*c vào, thêm đường trắng khuấy đều. Ăn sáng và tối. Tác dụng thanh nhiệt lương huyết giải độc. Dùng cho người sốt siêu vi trùng, sốt xuất huyết, mụn nhọt sưng tấy gây sốt.

Quất nhự ẩm: trúc nhự tươi 30g, quất bì tươi hoặc trần bì tươi 30g, mứt hồng 30g, chỉ xác 8g, gừng tươi 4g. Các dược liệu nấu lấy nước (bỏ bã), thêm đường uống. Dùng cho phụ nữ nôn do nhiễm độc thai nghén; hẹp môn vị sau phẫu thuật vùng bụng, có triệu chứng nôn, nôn ra thức ăn.

Trúc lịch thang: trúc lịch 100ml, sắn dây tươi 60g, nước ép gừng tươi 20ml. Lấy đoạn non tre trúc hơ nóng, ép lấy nước; gừng ép lấy nước; sắn dây sắc lấy 100ml; trộn đều 3 nước. Cho uống dần hoặc bơm qua sonde. Ngày 1 lần. Dùng cho người trúng phong - tai biến mạch máu não hôn mê (đột nhiên hôn mê bất tỉnh, liệt mặt, liệt mắt, liệt cứng tay chân...).

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/truc-nhu-truc-lich-thanh-nhiet-bo-mau-n131646.html)

Tin cùng nội dung

  • Cây mận còn có tên lý (mai mơ - lý mận - đào đào), có nhiều chất dinh dưỡng. Với tính năng bổ âm, sinh tán chỉ khát
  • Lô căn còn có tên khác là lô vi căn, rễ sậy, vi hành, là phần thân rễ dưới mặt đất của cây lau hoặc cây sậy.
  • Vào những ngày hè nóng nực, nhu cầu về nước uống của cơ thể là rất lớn. Thật khó có thể kể hết các loại nước giải khát mang tính công nghiệp đang lưu hành trên thị trường hiện nay,
  • Theo Đông y, ba ba vị ngọt, tính bình; vào can, thận. Có tác dụng tư âm dưỡng huyết, lương huyết thanh nhiệt, bổ thận cường kiện gân cốt.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Rau sam là loại rau rất thông dụng ở nước ta, mọc hoang và rất rẻ tiền. Rau sam giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên ít người biết tác dụng chữa bệnh của nó. Rau sam chứa nước, protein, chất béo, carbohydrate, Ca, P; Fe; vitamin A, B1, C; các sắc tố nhóm betacyanidin...
  • Rau dền là loại rau rất được ưa chuộng trong mùa hè vì có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, chúng có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì chúng có nhiều sterol, các acid béo không no.
  • Xuất huyết là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch do mạch máu bị tổn thương hoặc do tính thấm thành mạch. Có thể là xuất huyết dưới da, xuất huyết dạ dày, chảy máu cam, chảy máu răng lợi, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, rong kinh,...
  • Các loại trà dược có tác dụng thanh nhiệt, mát gan thường được người dân ưa dùng.
  • Theo Đông y, thạch cao vị ngọt, cay, tính rất hàn. Vào các kinh phế, vị và tam tiêu. Có tác dụng giải cơ, thanh nhiệt, trừ phiền chỉ khát. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh, sốt cao, kích ứng vật vã, miệng khô, khát nước, đau răng, loét miệng...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY