Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Trứng gà ngon bổ nhưng ăn cùng 6 loại thực phẩm này coi chừng bệnh tật quấn thân

Trứng gà là thực phẩm ngon, bổ, rẻ được nhiều người sử dụng. Tuy vậy, một số thực phẩm không nên kết hợp với trứng gà kẻo mất hết chất bổ lại sinh bệnh.

Trứng gà là loại thực phẩm ngon, bổ rẻ, trẻ con hay người già đều thích.Là món ăn bình dân, giá rẻ, nhưng trứng gà lại nổi tiếng rất bổ dưỡng. Theo Đông y, lòng trắng trứng có vị ngọt, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc. Lòng đỏ trứng vị ngọt, tính bình, tác dụng tư âm nhuận táo, bổ huyết, dưỡng tâm an thần. Dù có nhiều ưu điểm như vậy, nhưng không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp với trứng gà. Ăn trứng gà với những thực phẩm dưới đây không những làm giảm giá trị dinh dưỡng mà còn gây ra nhiều tác dụng phụ. Dưới đây là 1 số thực phẩm bà nội trợ không nên kết hợp với trứng gà.

Ảnh minh họa

1. Sữa

Nhiều người hay có thói quen ăn trứng và uống sữa nóng cho bữa sáng. thế nhưng theo ths.bs dzoãn thị tường vi, viện phó viện dinh dưỡng lâm sàng, sữa là thực phẩm có chứa nhiều đường lactose, có thể được tiêu hóa khi gặp các men lactase trong màng ruột.

Trong khi trứng lại là thực phẩm chứa nhiều protein, phân giải các axit amin. Khi ăn 2 thực phẩm này cùng có thể gây ra tình trạng khó tiêu do cơ thể không thể hấp thu được đường lactose trong sữa.

Tỏi

Theo đông y, trứng gà không nên kết hợp với tỏi là vì sẽ gây ra tình trạng đầy bụng và khó tiêu, đầy bụng. ngoài ra, nếu ăn món này trong lúc bụng đói dễ sinh ra buồn nôn, choáng váng. thậm chí, nếu chiên tỏi quá cháy sẽ dẫn đến việc sinh ra nhiều độc tố.

Trà

Hàm lượng lớn axit tannic, axit tannic trong trà khi kết hợp với protein có trong trứng sẽ tạo thành hợp chất protein axit tannic làm chậm hoạt động của nhu động ruột. tình trạng kéo dài thời gian tích trữ phân trong ruột.

Nếu ăn quá nhiều trứng cùng với trà, bạn có thể đối mặt với tình trạng mệt, táo bón, thậm chí ngộ độc.

Quả hồng

Ăn hồng sau khi ăn trứng rất dễ gây ra ngộ độc thực phẩm, có thể dẫn đến viêm dạ dày cấp tính với các dấu hiệu như buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy.

Trong trường hợp nếu lỡ ăn hồng sau khi ăn trứng, mọi người có thể pha nước gừng tươi với nước ấm để uống. Nếu cần thiết, bạn uống thuốc nhuận tràng để đào thải chất độc một cách nhanh nhất.

Đường trắng

Trong trứng chứa protein và axit amin sẽ phản ứng hóa học với natri fructosyl carboxylate có trong đường, từ đó tạo thành một chất khó hấp thụ trong cơ thể và tác động xấu đến sức khỏe.

Hơn nữa, trứng đã là thực phẩm chứa rất nhiều dinh dưỡng, nếu thêm đường sẽ gây quá tải cho hệ thống tiêu hóa, tăng nguy cơ bị đường huyết cao, béo phì - đây đều là những bệnh có thể kích hoạt các tế bào u ác tính hoạt động.

Thịt ngỗng và thịt thỏ

Bác sĩ Lý Thời Trân, một danh y và nhà dược học nổi tiếng của Trung Quốc thời nhà Minh từng chia sẻ trong cuốn Bản thảo cương mục của mình rằng: "Trứng mà kết hợp với thịt ngỗng và thịt thỏ sẽ gây tiêu chảy".

Lý do là vì thịt ngỗng, thịt thỏ và trứng đều có tính hàn. Hơn nữa cả 3 thực phẩm trên đều chứa một số chất có hoạt tính sinh học, nếu ăn cùng nhau sẽ gây ra phản ứng kích thích đường tiêu hóa và gây tiêu chảy.

Theo Quỳnh Trang/Sài Gòn Thể thao

Link bài gốc Lấy link

https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/trung-ga-ngon-bo-nhung-an-cung-6-loai-thuc-pham-nay-coi-chung-benh-tat-quan-than.html

Theo Quỳnh Trang/Sài Gòn Thể thao

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/trung-ga-ngon-bo-nhung-an-cung-6-loai-thuc-pham-nay-coi-chung-benh-tat-quan-than/20220724050248817)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Một người có thể cảm thấy buồn nôn, có kèm hoặc không kèm theo nôn thật sự. Khi hóa trị, buồn nôn có thể diễn ra trong ngày bạn điều trị và có thể hết sau vài ngày, tùy thuộc vào loại Thu*c sử dụng.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Buồn nôn là cảm giác muốn nôn ra. Các chất chứa trong dạ dày trào lên thực quản và sau đó phun ra khỏi miệng hoặc mũi.
  • Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY