Theo ủy ban châu âu, ngoài việc hướng tới trung hòa carbon vào năm 2050, những mục tiêu khí hậu dài hạn của liên minh sẽ thúc đẩy sự phục hồi kinh tế từ cuộc khủng hoảng covid-19 khi các nước thành viên đẩy mạnh đầu tư vào năng lượng tái tạo, sản xuất ô tô điện và các công nghệ thân thiện với môi trường khác. trong thập kỷ tới, ủy ban châu âu đề xuất cắt giảm ít nhất 55% lượng khí thải so với năm 1990. tuy nhiên, một số nước thành viên hiện phụ thuộc vào năng lượng than (như ba lan) đang đề xuất được hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi năng lượng nhằm giảm gánh nặng đến nền kinh tế. do đó, các bộ trưởng môi trường eu đang tiếp tục đàm phán nhằm thông qua các mục tiêu cắt giảm khí thải có tính ràng buộc pháp lý đối với các nước thành viên vào thứ sáu (23/10) tới.
Tổng giám đốc điều hành tập đoàn general electric (ge) larry culp cho biết, ge đặt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2030. với mục tiêu này, ge sẽ phải giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tại hơn 1000 cơ sở sản xuất, kinh doanh trên phạm vi toàn cầu. ông larry culp cho biết, ge đã tăng cường tập trung chiến lược vào vai trò của hãng trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu. hãng sẽ nỗ lực giảm tuyệt đối phát thải trực tiếp và tiêu thụ năng lượng thông qua các khoản đầu tư mới và giải pháp năng lượng thông minh. ceo của ge cũng lưu ý, ge không còn sản xuất và cung cấp thiết bị cho các dự án nhiệt điện than mới, đánh dấu bước quan trọng trong mối quan hệ giữa trung hòa carbon, động lực thị trường và chiến lược kinh doanh của hãng. bên cạnh đó, ge tiếp tục đầu tư vào các công nghệ và sản phẩm để giúp khách hành đạt mục tiêu khử carbon, trong đó có chế tạo các tuabin gió ngoài khơi công suất lớn.
Chủ đề liên quan:
carbon kinh tế năng lượng sạch nền kinh tế phục hồi phục hồi kinh tế thúc đẩy Trung Hòa trung hòa carbon