Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Truyền thông Quốc tế ca ngợi Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid-19

(MangYTe) Chứng kiến nỗ lực tuyệt vời của Việt Nam trong cuộc chiến ngăn chặn sự lây lan của virus Corona, rất nhiều cơ quan báo chí quốc tế đã có những bài phản ánh, bày tỏ sự thán phục trước tinh thần và nỗ lực của chính phủ và nhân dân Việt Nam.

Trên website của đài truyền hình quốc tế tại Đức, Deutsch Welle (dw.com), tác giả Rodion Ebbighausen đã có bài viết với nhan đề: “Việt Nam đã giành chiến thắng trước cuộc chiến với virus Corona như thế nào”.

Trong bài viết này, tác giả bày tỏ sự ngạc nhiên khi Việt Nam có hệ thống chăm sóc sức khỏe hạn chế, tiềm lực tài chính cũng như ngân sách thấp nhưng quốc gia Đông Nam Á này vẫn kiếm soát dịch bệnh rất tốt, với tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 cực thấp. Và nhất là lại nằm ngay sát Trung Quốc, nơi bùng phát virus SARS-CoV-2 tại Vũ Hán vào tháng 12 năm ngoái.

“Chỉ riêng ở Đức, những con số mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, có hơn 30.000 người đã bị nhiễm Covid-19 (tính đến thời điểm xuất bản bài báo), dẫn đến hơn 149 trường hợp Tu vong. Tuy nhiên, Việt Nam có chung đường biên giới dài 1.100 km với Trung Quốc, chỉ báo cáo 134 trường hợp nhiễm bệnh và không có trường hợp Tu vong kể từ khi dịch bệnh bắt đầu vào tháng 1”, bài báo có đoạn viết.

Theo tác giả Ebbighausen, để có được điều này thì “ngay trong lễ đón mừng năm mới vào cuối tháng 1, chính phủ Việt Nam cho biết họ đang tuyên chiến với virus Corona, mặc dù dịch bệnh vào thời điểm đó vẫn còn hạn chế ở Trung Quốc”.

Ebbighausen cho rằng, chính phủ Việt Nam đã có những bước đi rất nhanh chóng, cụ thể và đúng đắn khi nhận định về nguy cơ tiềm ẩn của đại dịch Covid-19 giúp tỷ lệ lây nhiễm được hạn chế ở mức cao.

“Để chiến đấu với virus Corona, Việt Nam đã đưa ra các chính sách kiểm dịch nghiêm ngặt và thực hiện truy tìm đầy đủ tất cả những người tiếp xúc với nguồn nhiễm virus. Các biện pháp này đã được thực hiện sớm hơn nhiều trong quá trình xảy ra dịch bệnh so với ở Trung Quốc”.

“Bằng chứng là vào ngày 12/2, Việt Nam đã cách ly toàn bộ một thị trấn 10.000 gần Hà Nội trong ba tuần. Tại thời điểm này, chỉ có 10 trường hợp được xác nhận COVID-19 trên toàn quốc. Các nhà chức trách cũng liệt kê rộng rãi và tỉ mỉ bất cứ ai có khả năng tiếp xúc với virus”.

“Và từ rất sớm, bất cứ ai đến Việt Nam từ một khu vực có nguy cơ cao sẽ bị cách ly trong 14 ngày. Tất cả các trường học và đại học cũng bị đóng cửa kể từ đầu tháng Hai”.

Ngoài ra, tác giả đánh giá rất cao cách của Việt Nam phát huy hết các nguồn lực trong nước, huy động toàn bộ hệ thống chính trị, lực lượng an ninh, quân đội để phục vụ chống dịch suốt thời gian qua.

“Các phương tiện truyền thông phát động một chiến dịch thông tin lớn khi nhiều người Việt Nam lan truyền trên mạng xã hội khẩu hiệu: Ở nhà cũng là yêu nước!".

Trong khi đó, “Bộ Y tế thậm chí đã tài trợ cho một bài hát phát trên YouTube về việc rửa tay đúng cách để loại bỏ virus”.

Trong bài viết, tác giả tỏ ra rất ấn tượng với cách thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc so sánh "Chống dịch như chống giặc!"“Mỗi doanh nghiệp, mọi người dân, mọi khu dân cư phải là một pháo đài để ngăn chặn dịch bệnh".

Ở đoạn kết, tác Ebbighausen nhận định rằng với quyết tâm và nỗ lực từ người đứng đầu chính phủ đến mọi người dẫn, dễ hiểu Việt Nam đã làm rất tốt trong công tác ngăn chặn và đẩy lùi sự lây lan của Covid-19.

Đó là câu trả lời rằng, đến nay đã hơn 3 tháng trôi qua, Việt Nam mới chỉ có số lượng rất ít người nhiễm và nhất là chưa có ca Tu vong nào. Điều đó thật ấn tượng nếu nhìn vào những con số người nhiễm nhiều khủng khiếp tại các quốc gia châu Âu.

Cũng có quan điểm với tác giả của tờ báo Đức, một số tờ báo của Pháp hay Hà Lan cũng có những bài viết ở nhiều mức độ và đều ca ngợi kỳ tích của Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid-19.

Trong khi đó, ngày hôm qua (5/4), báo chí Indonesia cũng có một số bài báo đưa tin và phân tích về tình hình chống dịch Covid-19 của Việt Nam, đồng thời công nhận thành quả của đất nước hình chữ S trong cuộc chiến cam go này.

“Việt Nam là quốc gia làm tốt nhất công tác phòng chống Covid-19 trong khu vực ASEAN mặc dù có địa lý giáp với Trung Quốc, nơi khởi phát đại dịch này", tờ Kompas của Indonesia có đoạn viết.

Ngoài ra, các báo Bưu điện Lampung (Lampung Post), báo detik.com… cũng có những mô tả chi tiết về cách phòng chống dịch bệnh tại Việt Nam.

Cho đến thời điểm này, sau hơn 3 tháng kể từ ca nhiễm đầu tiên được phát hiện, Việt Nam mới ghi nhận được 245 người có phản ứng dương tính với virus SARS-CoV-2 và chưa có ca Tu vong nào.

Tính đến 20h ngày 6/4, toàn thế giới đã ghi nhận 1.287.168 ca nhiễm và 70.530 người ch*t, trong đó Italia là quốc gia có số người ch*t nhiều nhất với 15.887, còn Mỹ là quốc gia có số ca nhiễm nhiều nhất với 336.851 người.

Chấn Phong

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/truyen-thong-quoc-te-ca-ngoi-viet-nam-trong-cuoc-chien-chong-covid-19-post76192.html)

Tin cùng nội dung

  • Chú em tôi ở miền Tây tính đưa vợ lên TPHCM sanh vì em dâu tôi yếu lắm, sảy thai mấy lần giờ mới được đứa này. Nhà tôi ở đường Nguyễn Oanh nên dự định đưa em dâu đi sanh ở BV Vũ Anh cho gần, và cũng vì ngại các BV phụ sản lớn đông quá. Không biết chi phí có mắc lắm không? (Quỳnh Anh – TPHCM)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY