Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Từ bước đi đầu gấu tới lợi dụng thiên thời, bộ tứ siêu đẳng Amazon, Apple, Google, Facebook đã chớp thời cơ từ đại dịch, thu về nguồn lợi khổng lồ như thế nào?

Trong khoảng thời gian tồi tệ do Covid gây ra lại có những hãng công nghệ lớn đã tăng giá trị thị trường thêm 1,9 nghìn tỷ đô-la.

Từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2020, chúng ta đã chứng kiến hơn nửa triệu ca Tu vong do covid-19, trong đó có hơn 150.000 người ở hoa kỳ. lệnh phong tỏa không ngăn chặn được virus mà để lại đằng sau nó sự suy thoái, thậm chí là khủng hoảng.

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian tồi tệ do covid gây ra lại có những hãng công nghệ lớn đã tăng giá trị thị trường thêm 1,9 nghìn tỷ đô-la. đó không phải là bất kỳ khoảng thời gian nào mà lại là cột mốc mà thế giới nếm trải trong suốt một thế kỷ qua.

Trong cuốn sách post corona (tựa tiếng việt: "thời kỳ hậu corona" do saigon books phát hành), triệu phú tự thân, đồng thời là giảng viên đại học ở mỹ - scott galloway đã nêu tên những "ông hoàng" chiếm lĩnh thị trường trong thời đại dịch và cho biết họ đã làm điều đó như thế nào?

"BƯỚC ĐI ĐẦU GẤU" CỦA AMAZON: BIẾN DÒNG CHI PHÍ THÀNH DÒNG DOANH THU

Trong khi hầu hết các công ty tìm kiếm lợi thế cạnh tranh bằng con đường chi phí thấp nhất, amazon tìm kiếm lợi thế bền vững đòi hỏi khoản đầu tư khổng lồ.

Rõ ràng kẻ hưởng lợi từ việc phong tỏa (đóng cửa các cửa hàng bán lẻ cộng thêm nỗi sợ rời khỏi nhà) chính là cái công ty đang kinh doanh việc đưa hàng hóa đến tận nhà bạn. ngạc nhiên chưa! và khi mọi người dành nhiều thời gian hơn để lên mạng, amazon cũng hưởng lợi lớn nhờ mảng kinh doanh amazon web services (aws) trị giá 40 tỷ đô-la.

Thật vậy, gói kích thích tiêu dùng trị giá 1.200 đô-la/người dân của chính phủ liên bang nên được gọi là đạo luật hỗ trợ cổ đông của amazon (amazon shareholder support act – assa) mới phải. ngay cả trong những giấc mơ điên rồ nhất thì các cổ đông của amazon cũng không thể nghĩ ra nổi kịch bản này: chính phủ đóng cửa các đối thủ cạnh tranh, hạn chế mọi người ra khỏi nhà và sau đó hỗ trợ hàng nghìn tỷ đồng tiền mặt cho dân chúng. làm sao mà amazon không phóng vọt lên cho được khi họ có quá nhiều động lực mà các đối thủ cạnh tranh nằm mơ cũng không bắt kịp?

Từ bước đi đầu gấu tới lợi dụng thiên thời, bộ tứ siêu đẳng Amazon, Apple, Google, Facebook đã chớp thời cơ từ đại dịch, thu về nguồn lợi khổng lồ như thế nào? - Ảnh 1.

Một trong những "bước đi đầu gấu" của amazon là biến dòng chi phí thành dòng doanh thu. đó là một trong những nước đi hay nhất của bezos, và cũng giống như nhiều nước đi khác mà họ đã làm, nó kết hợp giữa quy mô lớn và nguồn vốn cực thấp. chuyện diễn ra như thế này:

thông thường, các công ty sẽ trả tiền cho người khác để làm công việc này cho mình. đó là điều mà các chuyên gia kinh doanh đã giảng trong nhiều thập kỷ: tập trung vào "năng lực cốt lõi" của bạn và mọi thứ khác thì đi thuê ngoài. amazon đã có nước đi đảo ngược. họ không trả tiền cho người khác để điều hành trung tâm dữ liệu của mình. amazon tận dụng khối lượng trung tâm dữ liệu khổng lồ và khả năng đầu tư vốn không giới hạn để dựng nên hệ thống quản lý trung tâm dữ liệu tốt nhất trên hành tinh. đó là bước đi đầu tiên.

bước thứ hai, amazon bắt đầu bán năng lực đó của mình cho các công ty khác như một dịch vụ. và aws ra đời, nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn nhất với biên độ cực rộng. lẽ ra với vai trò là các công ty xuất thân từ giới công nghệ và phần mềm chứ không phải bán lẻ, microsoft và google nên sở hữu thị trường này mới phải. nhưng aws thời kỳ hậu corona | 91 kinh doanh hiệu quả nhiều hơn cả hai ông lớn này cộng lại. amazon cũng làm điều tương tự với kho hàng và hệ thống phân phối.


APPLE THU LỢI NHỜ SẢN XUẤT VÀ BÁN CÁC SẢN PHẨM VẬT LÝ ĐỂ THU LỢI NHUẬN

So với các công ty còn lại trong bộ tứ, apple độc đáo nhất vì họ sản xuất và bán các sản phẩm vật lý để thu lợi nhuận.

Khi apple đi ngược lại quy luật về số lượng lớn, công ty đã đầu tư rất nhiều vào các dịch vụ doanh thu định kỳ – icloud, apple music, apple tv+, arcade,...trong quý 4 năm 2019, doanh thu dịch vụ của apple đã tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 23% tổng doanh thu. kết quả là apple đã trở lại thành một công ty phần mềm; và mặc dù doanh thu từ mảng phần mềm tăng không đáng kể, nhưng định giá và chỉ số p/e của apple đã tăng gấp đôi chỉ sau 12 tháng. mảng kinh doanh dịch vụ của apple sẽ là công ty thứ 258 trong danh sách fortune 500, đủ đánh bại bed bath & beyond. và về mảng phần cứng, công ty đang chuyển doanh số bán hàng một lần của iphone thành dịch vụ hằng tháng thông qua chương trình nâng cấp iphone. tim cook tin rằng mô hình này sẽ phát triển vượt trội.

Từ bước đi đầu gấu tới lợi dụng thiên thời, bộ tứ siêu đẳng Amazon, Apple, Google, Facebook đã chớp thời cơ từ đại dịch, thu về nguồn lợi khổng lồ như thế nào? - Ảnh 2.

Phản ứng của Trung Quốc, Hàn Quốc và các quốc gia châu Á khác đối với đại dịch hầu như không làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng mạnh mẽ thứ hai trên thế giới, Apple.

Chúng ta có khả năng đi vào thời kỳ mà mọi thứ đều trở nên quá chậm. Các giám đốc điều hành cần phải khám phá lại những giới hạn an toàn của họ và hình dung ra một doanh nghiệp có doanh thu ít đi 20% nhưng định giá tăng gấp đôi. Chỉ có một con đường để gia tăng đáng kể giá trị dành cho cổ đông khi doanh thu không đổi hoặc sụt giảm: gói doanh thu định kỳ.

Trước khi đại dịch xảy ra, đây là một bước đi chiến lược – còn bây giờ nó là bước đi kiểu đầu gấu. Về cơ bản, nguồn doanh thu định kỳ không bị ảnh hưởng bởi đại dịch trong ngắn hạn và có thể bù đắp cho sự sụt giảm doanh thu ở các mảng kinh doanh phần cứng cốt lõi.

Cuộc sát hạch mà đại dịch dành cho apple nằm ở chuỗi cung ứng – liệu họ có thể đưa sản phẩm mới đến tay người tiêu dùng không? nhiều khả năng là có. phản ứng của trung quốc, hàn quốc và các quốc gia châu á khác đối với đại dịch hầu như không làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng mạnh mẽ thứ hai trên thế giới, apple.

GOOGLE VÀ FACEBOOK - LỢI DỤNG "THIÊN THỜI" THU VỀ QUẢ NGỌT

Trong bộ tứ, hai công ty này kinh doanh quảng cáo, và khi nền kinh tế đi xuống thì quảng cáo theo kiểu truyền thống là một ngành kinh doanh tệ hại. sở dĩ lần này thì khác là vì dù chi tiêu cho quảng cáo giảm xuống, nhưng thiên thời lại mang đến lợi ích cho google và facebook. họ vẫn có thể sống sót qua thời kỳ suy thoái, trong khi nhiều đối thủ của họ, vốn đã ngàn cân treo sợi tóc sau hai thập kỷ đi sai hướng độc quyền, sẽ không qua khỏi. covid-19 gây tỷ lệ Tu vong khoảng 0,5-1% ở người, nhưng cơn đại dịch sẽ gây tỷ lệ Tu vong 10- 20% đối với các phương tiện truyền thông truyền thống.

Các phương tiện truyền thông truyền thống phải đối mặt với một thách thức khác. facebook và google chỉ đơn giản là những nền tảng hiệu quả hơn cho các nhà quảng cáo và điều này sẽ ngày càng trở nên rõ ràng khi ngay cả những nhà quảng cáo lớn nhất cũng bắt đầu cắt giảm chi tiêu cho các phương tiện truyền thống. họ sẽ không phải nuối tiếc khi làm như thế. không có nền tảng nào có sự kết hợp giữa quy mô lớn bao quát và mức độ chi tiết như facebook và google có thể cung cấp. họ là phương tiện quảng cáo hiệu quả nhất trong lịch sử và với 8 triệu nhà quảng cáo, facebook có cơ sở khách hàng linh hoạt nhất lịch sử kinh doanh.

Lợi ích khác cho facebook và google là sự phân tâm. trước khi xảy ra đại dịch, hai công ty này thường xuyên xuất hiện trên tin tức hơn, nhưng toàn là vì những lý do sai trái – từ các video tuyển mộ của isis và những kẻ *u d*m trên youtube cho đến những kẻ ăn cắp dữ liệu trên facebook.

Từ bước đi đầu gấu tới lợi dụng thiên thời, bộ tứ siêu đẳng Amazon, Apple, Google, Facebook đã chớp thời cơ từ đại dịch, thu về nguồn lợi khổng lồ như thế nào? - Ảnh 3.

Dù chi tiêu cho quảng cáo giảm xuống, nhưng thiên thời lại mang đến lợi ich cho google và facebook.

Rồi đại dịch xảy ra. và chừng nào mà việc xét nghiệm, khẩu trang và tỷ lệ lây nhiễm tiếp tục thống trị trên tin tức cùng các diễn đàn chính trị thì google và facebook sẽ được "đặc xá" khỏi sự giám sát của công chúng. tuy nhiên, mô hình kinh doanh của họ vẫn còn nguyên vẹn và được hưởng lợi từ thuyết âm mưu mà đại dịch đã gây ra. dù cả hai công ty đều nỗ lực hạn chế thông tin sai lệch về covid, nhưng cơn thịnh nộ và sự oán ghét, vốn là nguồn cung cấp thông tin vô tận cho họ, vẫn không hề suy suyển chút nào.

Nhờ là những con voi lớn nhất trong đàn, Bộ Tứ có vị trí tốt để tồn tại trong bất kỳ cuộc khủng hoảng nào và phát triển mạnh khi cơn mưa trở lại. Một cơn đại dịch khiến chúng ta phải ngồi lì trong nhà trước màn hình cũng như tạo ra một tầng lớp người lao động làm ra tiền mà chẳng biết dùng vào đâu dường như không phải là một cuộc khủng hoảng đối với các công ty bán cho chúng ta những cái màn hình đó và thống trị những gì chúng ta làm trên màn hình. Bộ Tứ đã vươn đến vị trí thống trị, và đại dịch đã đẩy nhanh xu hướng đó, giống như rất nhiều xu hướng khác.

Từ bước đi đầu gấu tới lợi dụng thiên thời, bộ tứ siêu đẳng Amazon, Apple, Google, Facebook đã chớp thời cơ từ đại dịch, thu về nguồn lợi khổng lồ như thế nào? - Ảnh 4.

Trong khoảng thời gian nền kinh tế thế giới chìm trong tăm tối vì đại dịch thì vẫn có những công ty, tập đoàn còn nguyên vẹn, thậm chí còn được hưởng lợi từ thuyết âm mưu mà đại dịch đã gây ra. bạn sẽ được biết tường tận về cách mà bộ tứ amazon, apple, google và facebook trụ vững trong đại dịch thế kỷ thông qua cuốn sách "thời kỳ hậu corona" của scott galloway. hãy cùng khám phá cách thức của các công ty công nghệ thành công và các câu chuyện về kinh tế - xã hội khác trong thời kỳ hậu corona nhé!

*Bài viết tham khảo từ sách "Thời kỳ hậu Corona" của tác giả Scott Galloway.

Thái Quỳnh Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: CafeBiz (https://cafebiz.vn/tu-buoc-di-dau-gau-toi-loi-dung-thien-thoi-bo-tu-sieu-dang-amazon-apple-google-facebook-da-chop-thoi-co-tu-dai-dich-thu-ve-nguon-loi-khong-lo-nhu-the-nao-20210317174432337.chn)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY