Bài thuốc dân gian hôm nay

Tỳ, phế khí hư dễ mắc chứng cảm mạo

Chứng tỳ phế khí hư thường gặp trong các bệnh: cảm mạo, cảm mạo lưu hành (cúm), viêm họng, ho, suyễn chứng…
là một loại bệnh phức hợp tỳ khí hư đồng thời có cả phế khí hư hoặc do tỳ khí hư từ trước, liên lụy đến phế tạo thành chứng tỳ phế khí cùng hư. Hoặc do phế khí hư từ trước liên lụy đến tỳ mà dẫn đến chứng phế tỳ khí cùng hư. Bệnh chứng chủ yếu là tỳ mất sự kiện vận, phế mất sự tuyên giáng, tân dịch không phân bố được, đờm và thấp ngăn trở mà sinh bệnh. Nhân cơ hội tạng phủ bất túc mà sinh ra hư chứng, bệnh chủ yếu do nội thương gây ra.

Bệnh thường gặp ở người cao tuổi, thể lực hư yếu hoặc ốm lâu ngày, cơ thể suy yếu, phụ nữ sau khi sinh chính khí chưa hồi phục… sinh chứng ngoại cảm phong hàn lưu hành (cảm cúm).

Triệu chứng: sốt, sợ lạnh, đau đầu, đau mình, rêu lưỡi trắng mỏng mạch phù, đoản hơi, mệt mỏi, đàm ẩm, ho ra đờm trắng, mạch hư vô lực.

Phép trị: Ích khí giải biểu tuyên phế hóa đàm.

Bài Thu*c: “Sâm tô ẩm”: nhân sâm, tô tử diệp, cát căn, bán hạ, phục linh, tiền hồ, cát cánh, trần bì mỗi vị 12g, cam thảo 4g, chỉ xác 8g, mộc hương 6g, đại táo 3 quả, sinh khương 3 lát.

Nếu bệnh nhân vệ khí kém, tự ra mồ hôi, hay bị cảm mạo thì phối hợp dùng bài. “Ngọc bình phong tán”: phòng phong 12g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 16g… Nếu khí hư thì có thể dùng bài “Bổ trung ích khí thang” để điều trị. Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn hoặc lúc đói.

Trên lâm sàng có thể chia ra hai nhóm chứng trạng:

Một là do phế khí hư thì ho kéo dài, đờm trắng loãng, ngực khó chịu đoản hơi, tiếng nói nhỏ, có khi khản tiếng, tinh thần mệt mỏi, tự ra mồ hôi, dễ cảm mạo.

Hai là tỳ khí bất túc thì ăn kém, bụng trướng đầy, đại tiện phân nhão, chân tay nặng nề, mặt và tay chân phù thũng, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch tế nhược.

Do phế khí hư tổn mà sinh ra chứng khái thấu (ho). Bệnh phát ở phế rồi sau mới truyền sang tỳ.

Triệu chứng: Bệnh nhân ho nhiều, đờm nhiều có màu trắng,bụng đầy, ăn kém, chân tay mỏi mệt, hụt hơi, tự ra mồ hôi, đại tiện phân nhão, rêu lưỡi trắng, mạch hoãn.

Phép trị: Ích khí kiện tỳ hóa đờm chỉ ho.

Bài Thu*c: “Bạch truật thang” phối hợp với “Lục quân tử thang” gia giảm: bạch truật 12g, quất hồng bì 8g, bán hạ 8g, phục linh 12g, chích thảo 4g, sinh khương 6g.

Bài “Lục quân tử thang” gồm: nhân sâm 8g, phục linh 8g, bạch truật 12g, chích thảo 4g, trần bì 12g, bán hạ 8g. Những vị Thu*c đã trùng với bài trên thì bỏ đi. Tùy chứng trạng của bệnh nhân có thể gia thêm các vị Thu*c khác. Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày trước khi ăn, khi Thu*c còn ấm.

Do tỳ khí bất túc, đờm thấp ủng tắc ở trong, đường thở của phế bị tắc nghẽn, phế khí mất sự hòa giáng mà sinh chứng suyễn.

Triệu chứng: Bệnh nhân ho suyễn, nhiều đờm dính, khạc khó ra, mạch hoạt.

Phép trị: Bổ tỳ ích khí, tiêu đờm giáng khí bình suyễn.

Bài Thu*c: “Tô tử giáng khí thang” phối hợp với bài “Tam tử dưỡng thân thang”: tô tử 16g, bán hạ 10g, nhục quế 6g, chích thảo 4g, tiền hồ 12g, hậu phác 8g, trần bì 12g, đương quy 8g, đại táo 3 quả, sinh khương 5 lát, bạch giới tử 12g, la bặc tử 10g. Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, trước khi ăn, khi Thu*c còn ấm.

Nếu bệnh nhân tỳ khí hư, thượng tiêu nóng mà khát, ho suyễn có thể dùng bài “Sinh mạch tán” để điều trị: nhân sâm 20g (dùng sâm cao ly). Nếu dùng đảng sâm 40g, mạch môn 12g, ngũ vị tử 12g để bồi bổ nguyên khí.

TTND.BS. Nguyễn Xuân Hướng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/ty-phe-khi-hu-de-mac-chung-cam-mao-n138889.html)

Chủ đề liên quan:

cảm mạo chứng cảm mạo

Tin cùng nội dung

  • Lá cây dâu tằm còn có tên tang diệp. Theo Đông y, lá dâu vị đắng ngọt, tính hàn; vào phế và can; Có tác dụng phát tán phong nhiệt...
  • Kinh nghiệm về phương pháp không dùng Thu*c của nền y học dân tộc Việt Nam rất phong phú. Theo các tài liệu để lại thì Tuệ Tĩnh đã tổng kết những kinh nghiệm điều trị không dùng Thu*c, trong đó có môn đánh gió để chữa cảm mạo.
  • Kinh giới còn gọi kinh giới tuệ, khương giới, giả tô, là một loại rau gia vị được trồng nhiều và phổ biến ở nước ta.
  • Theo y học cổ truyền, đẹn ba lá có vị cay đắng, tính hơi hàn, vào 3 kinh can, phế và bàng quang.
  • Hoắc hương, tên khoa học là Poyostemon cablin (Bl) Benth. Bộ phận dùng làm Thu*c của hoắc hương là cả cây...
  • Theo y học cổ truyền, chàm lá to có vị đắng nhạt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu ban mẩn, cầm máu...
  • Sau đây là các bài Thuốc của PGS TS Vũ Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
  • Không phải ai cũng hiểu đúng về nhân sâm và không phải bệnh nào cũng dùng được vị Thu*c này.
  • Theo y học cổ truyền, lá dứa gai có vị đắng cay, thơm, có tác dụng sát khuẩn, hạ nhiệt làm long đờm, lợi niệu.Dứa gai còn có tên là dứa dại, dứa gỗ. Là loại cây nhỏ, cao 1 - 2m, thân có rễ phụ dài. Lá mọc tập trung ở ngọn, hình dải hẹp, cứng, mép và gân giữa có gai cứng. Cụm hoa gồm hoa đực và hoa cái. Quả to khi chín màu vàng.
  • Bài Thu*c dân gian điều trị bệnh Cảm mạo
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY