Khoa học hôm nay

Tỷ phú Elon Musk khoe chip có khả năng đọc sóng não người

Neuralink được hậu thuẫn bởi tỷ phú Elon Musk cho biết, đã cấy chip máy tính có kích cỡ bằng một đồng xu vào lợn trong 2 tháng. Đây là bước đầu hướng tới mục tiêu chữa bệnh cho con người bằng công nghệ này.

Đồng sáng lập bởi CEO Tesla và SpaceX vào năm 2016, Neuralink được xây dựng dựa trên mục đích cấy các giao diện cấy công nghệ không dây mới vào não, giúp con người chữa các bệnh thần kinh như Alzheimer, sa sút trí tuệ và chấn thương tủy sống, thậm chí liên kết con người với trí tuệ nhân tạo.

Elon Musk cho biết: “Một thiết bị như vậy thực sự có thể giải quyết những vấn đề này” và đề cập đến các bệnh như mất trí nhớ, mất thính giác, trầm cảm và mất ngủ.

Các cuộc thử nghiệm trên người sẽ bắt đầu vào cuối năm nay. Tiến sĩ Matthew MacDougall - bác sĩ phẫu thuật trưởng của công ty cho biết các thử nghiệm lâm sàng đầu tiên của Neuralink tập trung vào một số bệnh nhân bị liệt hoặc liệt nửa người.

Công ty có 3 con lợn và mỗi con được cấy 2 chip máy tính. Elon Musk cho biết: “Chúng khỏe mạnh, vui vẻ và không thể phân biệt được với một con lợn bình thường".

Ngoài ra, công ty cũng dự đoán chuyển động của lợn bằng cách sử dụng dữ liệu cấy ghép.

Con chip của Neuralink có đường kính khoảng 23mm, được tỷ phú Musk mô tả là “một Fitbit trong hộp sọ với những sợi dây nhỏ”.

Graeme Moffat - nhà nghiên cứu của Đại học Toronto cho biết thành quả của Neuralink là bước tiến vượt bậc nhờ vào kích thước, tính di động, khả năng quản lý điện năng và không dây của con chip mới.

Các nghiên cứu dài hơn là cần thiết để xác định tuổi thọ của thiết bị. Theo các nhà khoa học của Neuralink, chip cũng có thể cải thiện sự hiểu biết về các bệnh thần kinh bằng cách đọc sóng não.

Neuralink đã nhận được 158 triệu USD tài trợ, 100 triệu USD trong số đó đến từ Musk và công ty sử dụng khoảng 100 nhân viên.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/ty-phu-elon-musk-khoe-chip-co-kha-nang-doc-song-nao-nguoi-20200901074554356.htm)

Tin cùng nội dung

  • Sa sút trí tuệ (SSTT) là sự suy giảm chức năng trí tuệ và nhận thức, dẫn đến giảm khả năng hoạt động sống hàng ngày.
  • Bệnh Alzheimer là nguyên nhân thường gặp nhất, (chiếm khoảng 60 đến 70%), của hội chứng sa sút trí tuệ. Người mắc bệnh Alzheimer trung bình ở độ tuổi trên 60, tuy nhiên, hiện nay, với sự hiểu biết về bệnh, và sự phát triển của các phương pháp chẩn đoán hiện đại, đã phát hiện không ít ca bệnh chỉ mới 40 đến 50 tuổi.
  • Là thuật ngữ được dùng nhiều trong thời gian gần đây, để nói về căn bệnh sa sút trí tuệ ở người trung cao tuổi, bệnh rất đa dạng, chứa đựng nhiều bí ẩn, mà khoa học chưa hiểu hết, nên hiệu quả điều trị còn thấp, và dưới đây là một số dạng sa sút trí tuệ thường gặp.
  • Theo nghiên cứu mang tên Mối nguy hiểm của môi trường đối với sức khỏe người cao tuổi, do các chuyên gia ở Trung tâm Khoa học và Môi trường Boston Mỹ thực hiện mới đây cho thấy,
  • Bệnh Alzheimer tăng lên theo tuổi, trung bình 65 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam.
  • Sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở thành các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi. Những yếu tố nguy cơ già hóa bệnh lý đã hình thành phát triển ngay từ giai đoạn tuổi chuyển tiếp và là những “buến chứng” của các chứng bệnh nội khoa.
  • Một cuộc thử máu có thể cho cảnh báo sớm về mức độ nghiêm trọng của bệnh Alzheimer nhờ một loại protein có khả năng chỉ báo rất tốt.
  • Sa sút trí tuệ là căn bệnh gồm nhiều triệu chứng khác nhau, ảnh hưởng đến trí tuệ và năng lực xã hội. Giảm trí nhớ rất hay gặp trong sa sút trí tuệ
  • Nếu bạn hoặc một thành viên gia đình đã được chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ, điều quan trọng là bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy bàn bạc các vấn đề dưới đây với gia đình.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY