U cũng được chia làm 2 loại chủ yếu là đơn nhân và đa nhân. Đa nhân là trường hợp u có nhiều nhân lớn và nhân nhỏ rất khó thấy và phải nhờ đến siêu âm mới phát hiện được. Sự phát triển của các khối u này thường là do di chứng của viêm giáp hoặc phẫu thuật. Thành phần của u thường là chứa dịch hoặc đặc, trong đó 75 – 85% là đặc.
Adenoma sinh ra từ sự bất thường của lớp trong, khối này có chức năng như một cái nôi tạo hormone, nếu quá nhiều sinh ra cường giáp, quá ít sinh ra suy giáp. Nên nếu xuất hiện adenoma làm rối loạn chức năng giáp thì phải sớm điều trị để tránh các biến chứng như viêm giáp sau này
Căn bệnh này dường như cũng không còn xa lạ với nhiều người, đây là bệnh nguy hiểm, tuy nhiên lại có tỷ lệ sống cao, trung bình khoảng 90-95%. Tuy nhiên cũng không thể vì thế mà lơ là nếu phát hiện có hiện tượng. Nguyên nhân bệnh thường do người bệnh từng tiếp xúc với xạ trị và bị ảnh hưởng.
Đến nay các nhà khoa học vẫn còn đang rất băn khoăn trong việc xác định nguyên nhân gây nên hiện tượng này, tuy nhiên có thể rút ra một số tác nhân gây bệnh như sau:
Dù là ở thể lành tính, bệnh cũng có thể đem lại rất nhiều phiền toái. Đầu tiên là về mặt thẩm mỹ, nếu u to ra sẽ khiến cổ bị phù, đồng thời có khả năng chèn ép lên các cơ khác tương tự như bướu giáp, gây khó khăn trong hô hấp và nói chuyện. Lâu ngày u có thể biến chứng gây viêm giáp và rối loạn chức năng tuyến giáp.
U tuyến giáp thường phát triển khá im lặng, về cơ bản rất khó phát hiện. Đa số trường hợp bệnh nhân chỉ phát hiện khi u đã lớn, nhìn rõ bằng mắt thường, có trường hợp khi khám các u đã chen chúc nhau xuất hiện. Trong tình trạng bệnh không biểu hiện cường giáp hay nhược giáp thì rất khó nói. Tuy nhiên nếu u lớn, có thể gây chèn ép, làm người bệnh khàn tiếng, nuốt vướng, hô hấp khó khăn. Còn u tiến triển gây cường giáp thì sẽ có biểu hiện bệnh cường giáp.
Đối với thể ác tính là ung thư tuyến giáp thì bệnh cũng khá im lặng, tuy nhiên khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn nhất định thường có một số biểu hiện cụ thể như: khàn tiếng, nuốt khó, nổi hạch, u bám quanh cổ, đôi khi chảy máu và gây bội nhiễm.
Cũng như các bệnh về tuyến giáp khác, để chẩn đoán chính xác căn nguyên u cần làm xét nghiệm hormone và siêu âm tuyến giáp. Trong đó, xét nghiệm hormone đều xem có bị tăng trưởng cường giáp hay không, còn siêu âm giúp xác định vị trí u và đặc tính của chúng. Đôi khi các bác sĩ cũng chỉ định xác nhận bằng iốt phóng xạ. Vì tuyến giáp hấp thu iốt trên toàn cơ thể, nên iốt đã uống sẽ tập trung hết về đó, và tạo hình ảnh hiển thị khi chụp.
Tiếp theo các bác sĩ thường lấy sinh thiết để xác định u lành tính hay ác tính. Với trường hợp ác tính thì nhân cứng, phát triển nhanh, nhân hiển thị tập trung khi chụp iốt phóng xạ. Tuy nhiên trường hợp này chỉ chiếm 5% các ca u giáp.
+ Với u lành: có thể tiến hành điều trị hoặc bỏ không. Vì nếu u nhỏ và không ảnh hưởng thì không cần điều trị, chỉ cần khám thường xuyên và xét nghiệm đầy đủ. Nếu u lớn thì có thể sẽ phải điều trị Thu*c hoặc phẫu thuật. Trong đó thường bác sĩ sẽ chỉ định điều trị Thu*c trong 6 tháng trước, nếu u nhỏ đi thì có thể theo dõi tiếp, còn nếu lớn thêm thì có thể sẽ phải mổ sớm. Tuy nhiên với các u nước cần chọc thoát dịch, chủ yếu các u nang nước thường tự tiêu biến sau khi chọc dịch.
+ Với u ác hoặc đang bị nghi ngờ ác tính: Thông thường giải pháp cho u tuyến giáp ác tính là phẫu thuật. Nếu bệnh tiến triển nhanh, có thể sẽ phải xạ trị iốt phóng xạ hoặc cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của bệnh nhân. Vì vậy cần xem xét kỹ trước khi quyết định điều trị.
Chủ đề liên quan:
điều trị nCoV Sức khỏe toàn dân sức khỏe việt nam tuyến giáp Viêm phổi cấp virus corona