Đại diện công ty vinbrain (thuộc vingroup) cho biết, vừa qua, nhiều bệnh viện trung ương tuyến đầu đồng loạt triển khai sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo (ai) do vinbrain phát triển. điều này cho thấy xu hướng chung của các bệnh viện trong việc phát triển, ứng dụng ai, hướng tới một nền y tế số.
Chuyển đổi số y tế là ứng dụng công nghệ thông tin tổng thể, toàn diện, chú trọng tới các công nghệ số hiện đại, dẫn đến thay đổi tích cực toàn bộ hoạt động y tế trong chăm sóc sức khỏe. thời gian qua, ngành y tế tiếp cận các công nghệ số như vạn vật y tế kết nối, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn...
Giao diện của ứng dụng DrAid - AI trợ lý bác sĩ tại Việt Nam.
Tháng 6/2020, các chuyên gia, nhà khoa học của vinbrain nghiên cứu thành công và ra mắt draid - ai trợ lý bác sĩ hỗ trợ chẩn đoán các dấu hiệu bất thường, bệnh lý về tim - phổi - xương dựa trên hình ảnh x-quang. đây là một trong những công ty công nghệ đầu tiên ở việt nam ra mắt một sản phẩm ai cho y tế.
DrAid được đào tạo dựa trên bộ dữ liệu lớn 1,3 triệu hình ảnh X-quang, trong đó hơn 326.000 hình ảnh gán nhãn và bộ dữ liệu Covid-19 lớn với 7.592 hình ảnh dương tính của bệnh nhân Covid-19. Hiện, DrAid có khả năng hỗ trợ chẩn đoán 20 dấu hiệu bất thường và bệnh lý về tim - phổi - xương dựa trên hình ảnh X-quang ngực với độ chính xác trên 88% trong vòng 5 giây. Đồng thời, sản phẩm có thể đưa ra báo cáo y tế có khoanh vùng, đo kích thước chính xác tại khu vực bất thường.
Việc ứng dụng AI, triển khai sử dụng DrAid, hỗ trợ các hoạt động khám chữa bệnh sẽ tối ưu hoá quy trình làm việc của bác sĩ, giúp nâng cao chất lượng, tính nhất quán, độ chính xác trong công tác khám chữa bệnh. Điều này đem lại dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tới người dân.
Ứng dụng AI và triển khai sử dụng DrAid giúp hỗ trợ các hoạt động khám chữa bệnh, tối ưu hoá quy trình làm việc của bác sĩ.
Đại diện vinbrain cho biết thêm, ngành y tế đang có những chuyển mình rõ rệt trong cuộc cách mạng chuyển đổi số. hiện, có 100% bệnh viện trên toàn quốc đã triển khai hệ thống thông tin quản lý bệnh viện; 99,5% các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước đã kết nối liên thông với hệ thống giám định của bhxh việt nam. bộ y tế cũng đưa vào hoạt động cổng công khai y tế để người dân, doanh nghiệp có thể chủ động tra cứu các thông tin về giá Thu*c, thiết bị y tế, giá khám chữa bệnh.
Vừa qua, 4 bệnh viện đầu ngành là bệnh viện đại học y dược tp hcm, bệnh viện trung ương huế, bệnh viên trung ương thái nguyên và bệnh viện trường đại học y dược huế đồng loạt ký thoả thuận hợp tác với vinbrain để triển khai ứng dụng sản phẩm draid do công ty phát triển vào hỗ trợ các hoạt động y tế.
Bệnh viện Trường Đại học Y dược Huế ghi nhận đóng góp của DrAid trong việc hỗ trợ các bác sĩ tránh bỏ sót các tổn thương, trong đó có tổn thương xương sườn trong quá trình chẩn đoán hình ảnh. Ngoài ra, các tính năng trên ứng dụng như điều chỉnh độ tương phản, phóng to, thu nhỏ hình ảnh phim chụp cũng giúp bác sĩ đọc các tổn thương, chẩn đoán chính xác, nhanh hơn. Ứng dụng còn giúp lưu trữ hình ảnh gốc chất lượng cao để chuyên gia tham khảo trong những lần thăm khám sau.
Lãnh đạo trường đại học y dược huế và lãnh đạo công ty vinbrain ký kết thỏa thuận hợp tác.
Hiện, bên cạnh việc tập trung nâng cao tính chính xác cho draid chẩn đoán thông qua hình ảnh x-quang, vinbrain tiếp tục giải các bài toán khó khác của y tế như phát triển mô hình ai hỗ trợ chẩn đoán, điều trị ung thư trực tràng, ung thư gan, ung thư vòm họng, ung thư thực quản dựa trên hình ảnh ct, cộng hưởng từ mri. đơn vị phối hợp với viện huyết học - truyền máu trung ương ứng dụng ai trong chẩn đoán, điều trị, ngăn ngừa các bệnh lý huyết học; phát triển mô hình ai phát hiện, cảnh báo đột quỵ.
Đại diện vinbrain cho biết, việc đưa ai vào hỗ trợ các hoạt động y tế tại các bệnh viện lớn của việt nam là minh chứng cho thấy sự đồng lòng của lãnh đạo, y bác sĩ ngành y tế cùng các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. điều này nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong y tế, hiện thực hóa mục tiêu mỗi người dân sẽ có một "người thầy Thu*c số", giúp đưa việt nam lên bản đồ công nghệ của thế giới.