Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ứng phó với biến chủng Omicron: Vaccine và 5K vẫn là biện pháp hàng đầu

Mặc dù Việt Nam chưa ghi nhận sự xuất hiện của biến chủng mới mang tên Omicron, nhưng các biện pháp chủ động ứng phó vẫn vô cùng cấp thiết. Bài học từ biến chủng Delta gây bệnh Covid-19 đã cho thấy điều đó.

Thế giới chao đảo vì Omicron

Ngày 26/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo đã ghi nhận biến chủng mới đáng lo ngại của virus SARS-CoV-2 với tên gọi là Omicron (B.1.1.529) được phát hiện tại một số quốc gia Nam Châu Phi, như Nam Phi, Botswana…

Theo các nhà khoa học, biến chủng mới này có tới 32 gai đột biến ở protein gai - nhiều nhất trong các biến thể khác của SARS-CoV-2 dẫn tới dự báo về khả năng lây lan nhanh hơn, nguy cơ tái nhiễm cao hơn các biến chủng khác.

Đến nay, Omicron đã lây lan tới nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ như Hà Lan, Đan Mạch, Úc, Ý, Pháp, Israel, Canada, Hong Kong (Trung Quốc)…. Nhiều quốc gia đã phải đóng cửa biên giới với một số nước có ca nhiễm Omicron để làm giảm đà lây lan của nó. WHO cũng đang khẩn trương làm việc với các chuyên gia y tế để tìm hiểu tác động tiềm tàng của biến thể này nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.

Theo những cập nhật mới nhất từ WHO, ở thời điểm hiện tại, những hiểu biết của chúng ta về Omicron vẫn còn vô cùng hạn chế. Tổ chức này cho biết vẫn chưa rõ liệu biến chủng này có khả năng lây truyền cao hơn hay không so với các biến thể khác, bao gồm cả Delta và vẫn chưa rõ nó có gây ra bệnh nặng hơn so với nhiễm trùng với các biến thể khác như Delta.

Mặc dù các dữ liệu sơ bộ cho thấy tỷ lệ nhập viện đang ngày càng tăng ở Nam Phi, nhưng WHO cũng đặt giả thiết đây có thể là do tổng số người bị nhiễm ngày càng tăng chứ không phải là kết quả của nhiễm trùng cụ thể với Omicron.

“Phải mất vài ngày đến vài tuần mới có thể hiểu được mức độ nghiêm trọng của Omicron đối với các trường hợp nhiễm trùng được báo cáo ban đầu. Hiện nay, không có thông tin nào cho thấy triệu chứng liên quan đến Omicron khác với các triệu chứng ở các biến thể khác” - đại diện WHO cho hay.

Tuy nhiên, cũng trong một thông báo khác về loại biến chủng đang được quan tâm nhất hiện nay, WHO cũng thừa nhận: “Nó có số lượng đột biến chưa từng có, trong đó có một số đột biến đáng lo ngại liên quan đến nguy cơ thay đổi quỹ đạo đại dịch. Rủi ro toàn cầu tổng thể liên quan đến Omicron được đánh giá là rất cao”.

Nguy hiểm hơn, mặc dù who chưa có nhận định về hiệu quả chống chọi lại biến chủng mới nói trên của các vaccine đang hiện hành, nhưng các nhà sản xuất vaccine trên toàn cầu đã xác định đây là một biến chủng rất đáng lo ngại.

Moderna cho biết biến chủng omicron mang đến một nguy cơ tiềm ẩn lớn đối với vaccine phòng covid-19 của hãng này. cả biontech, pfizer, johnson & johnson và astrazeneca đều xác nhận, họ cũng đang thử nghiệm hiệu quả của vaccine đối với biến chủng mới. nhưng quá trình thử nghiệm sẽ mất khoảng vài tuần.

Tiêm chủng vẫn là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa Covid-19. Ảnh: Phạm Quang Vinh.

Việt Nam khẩn trương ứng phó

Tại cuộc làm việc mới đây nhất giữa Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long với với ông Kidong Park, đại diện WHO tại Việt Nam, ông John MacArthur, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) tại khu vực Đông Nam Á và ông Matthew Moore - Giám đốc Chương trình an ninh y tế toàn cầu của CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam, xung quanh việc trao đổi thông tin về cách thức phòng, chống biến chủng Omicron, ông Long đã nêu 3 vấn đề cần trao đổi và nghe ý kiến của WHO, CDC Khu vực Đông Nam Á và CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Cụ thể bao gồm: các giải pháp ứng phó trong phòng, chống dịch covid-19 với sự xuất hiện của biến chủng omicron; công tác tiêm chủng vaccine phòng covid-19, trong đó có tiêm cho trẻ em; vấn đề điều trị, giảm t* vong ở bệnh nhân covid-19.

Who và cdc đều nhấn mạnh đến 4 yếu tố trong việc kiểm soát và ứng phó với biến chủng omicron, bao gồm: thứ nhất, tăng cường giám sát và xét nghiệm để phát hiện sớm ca bệnh có biến chủng mới omicron.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác tiêm chủng để bao phủ vaccine phòng covid-19.

Thứ ba, tăng cường hệ thống y tế, chú trọng y tế cơ sở, nhằm nâng cao năng lực ứng phó trong điều trị khi tình huống khi ca bệnh tăng cao, trong đó có ca bệnh mang biến chủng omicron.

Thứ tư, đẩy mạnh công tác truyền thông về các biện pháp phòng, chống dịch, công bố thông tin rộng rãi về kết quả giải trình tự gene các ca bệnh Covid-19 để các nhà khoa học có thêm thông tin nghiên cứu về biến chủng mới…

Thông tin từ Bộ Y tế cho hay, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 với biến thể Omicron nhưng để chủ động ứng phó, Bộ đã đề xuất Chính phủ xem xét chỉ đạo tạm dừng tổ chứng các chuyến bay đến và đi từ các quốc gia Nam Phi, Botswana, Namibia, Zimbabwe, Eswatini, Lesotho, Mozambique và tạm dừng cấp phép nhập cảnh với các hành khách đến/đi từ các quốc gia nói trên.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng cho biết đã chỉ đạo các địa phương chủ động xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch Covid-19 trên địa bàn cụ thể, chi tiết, khả thi và đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, cần bám sát quan điểm tiếp cận toàn dân, lấy người dân và doanh nghiệp làm chủ thể, trung tâm và lấy cấp cơ sở làm nền tảng trong phòng, chống dịch.

Chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc Covid-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong khu vực cách ly, khu phong tỏa.

Đồng quan điểm, GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam cho rằng: Hiện nay hiểu biết của thế giới về Omicron còn rất hạn chế, chúng ta mới chỉ nhận thấy nó có nhiều đột biến hơn so với các biến chủng khác của SARS-CoV-2 nhưng về dữ liệu dịch tễ, khả năng lây lan hay độc lực - những thông tin để xác định rõ ràng về biến chủng này thì đều chưa có.

Ở thời điểm hiện tại, tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch do các cơ quan chức năng đưa ra như 5k và đẩy mạnh tiêm vaccine phòng covid-19 vẫn là quan trọng nhất.

Các nghiên cứu đang được tiến hành

Ở thời điểm hiện tại, who đang phối hợp với giới chuyên gia trên toàn cầu để hiểu rõ hơn về omicron, nhằm đánh giá khả năng lây truyền, mức độ nghiêm trọng của bệnh, triệu chứng, hiệu quả của vaccine và xét nghiệm chẩn đoán, hiệu quả của vaccine hiện tại.

WHO khuyến khích các quốc gia đóng góp cho việc thu thập, chia sẻ dữ liệu bệnh nhân nhập viện thông quá nền tảng dữ liệu lâm sàng Covid-19 của tổ chức này. Nhiều thông tin được kỳ vọng sẽ có câu trả lời trong vài tuần tới. WHO và TAG-VE sẽ tiếp tục theo dõi, đánh giá dữ liệu, đặc biệt là các đột biến có thể khiến hành vi của Omicron thay đổi.

Bên cạnh đó, WHO cũng khuyến nghị các quốc gia tăng cường giám sát, giải trình tự gene cũng như chia sẻ dữ liệu về trình tự gene trên cơ sở công khai như GISAID, báo cáo các cụm lây nhiễm ban đầu và đánh giá trong phòng thí nghiệm để hiểu rõ hơn về biến chủng này cũng như đặc tính lây truyền của nó.

WHO nhấn mạnh các nước nên sẵn sàng điều kiện, năng lực y tế công cộng để chủ động trước kịch bản số ca mắc sẽ tăng vọt trong thời gian tới.

Điều đặc biệt và tối khẩn mà who đưa ra đó là nhanh chóng xóa bỏ sự bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine covid-19. tổ chức này nhấn mạnh nhóm dễ bị tổn thương cần sớm được tiêm chủng và tiêm đủ liều, thậm chí nhận mũi tăng cường.

Hiện nay, biện pháp hiệu quả nhất để giảm lây nhiễm biến chủng omicron vẫn là giữ khoảng cách tối thiểu 1 m với người khác, đeo khẩu trang, mở cửa sổ để cải thiện thông gió, tránh không gian hẹp, kín, đông đúc, giữ sạch tay, sát khuẩn thường xuyên và tiêm phòng vaccine covid-19 khi đến lượt. who sẽ tiếp tục cung cấp thông tin cập nhật khi có thêm dữ liệu.

Việt Nam cần tăng cường xét nghiệm để phát hiện sớm ca bệnh

Ts kidong park, trưởng đại diện who tại việt nam nhận định, để tăng cường kiểm soát và ứng phó với omicron, việt nam cần tăng cường giám sát và xét nghiệm để phát hiện sớm ca bệnh có biến chủng mới này, đẩy mạnh công tác tiêm chủng để bao phủ vaccine phòng covid-19 và tăng cường hệ thống y tế, trong đó chú trọng y tế cơ sở, nhằm nâng cao năng lực ứng phó trong điều trị khi tình huống ca bệnh tăng cao, trong đó có ca bệnh mang biến chủng omicron. đồng thời, đẩy mạnh công tác truyền thông về các biện pháp phòng, chống dịch, công bố thông tin rộng rãi về kết quả giải trình tự gene các ca bệnh covid-19 để các nhà khoa học có thêm thông tin nghiên cứu về biến chủng mới.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/ung-pho-voi-bien-chung-omicron-vaccine-va-5k-van-la-bien-phap-hang-dau-5674066.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY