Ung thư biểu mô có thể bắt nguồn từ bề mặt niêm mạc của đầu cổ bao gồm các xoang, khoang miệng, tị hầu, khẩu hầu, hạ hầu, và thanh quản. Những khối u nào thường là ung thư tế bào vảy. Ung thư tuyến giáp được bàn bạc trong bài khác.
Khoảng 52,000 trường hợp được chẩn đoán mỗi năm và 12,000 người Tu vong do bệnh này. Khoang miệng, khẩu hầu, và thanh quản là vị trí sang thương nguyên phát thường gặp nhất ở Mỹ; sang thương ở vòm họng thì phổ biến nhất ở vùng Viễn Đông và Địa Trung Hải. Lạm dụng rượu và Thu*c lá (bao gồm những người hút Thu*c thụ động) là yếu tố nguy cơ. Virus u nhú ở người (thường loại 16 và 18) thì có liên quan với một số ung thư này.
Ung thư vòm họng ở vùng Viễn Đông có mô học riêng biệt, carcinoma không biệt hoá không keratin hoá với thâm nhiễm lymphocyte được gọi là ung thư biểu bì lympho, và nguyên nhân riêng biệt, virus Epstein-Barr. Ung thư tế bào vảy đầu cổ có thể phát triển từ sang thương tiền ác tính (hồng sản, bạch sản), và độ mô học ảnh hưởng đến tiên lượng. Bệnh nhân trải qua ung thư đầu cổ thường phát triển một ung thư thứ phát ở đầu cổ, phổi, hay thực quản, có lẽ phản ánh sự tiếp xúc của biểu mô tiêu hoá kị khí với kích thích ung thư tương tự.
ChromosomalMất đoạn và đột biến NST được tìm thấy ở NST 3p, 9p, 17p và 13p; đột biến ở p53 cũng được báo cáo. Cyclin D1 có thể biểu hiện quá mức. Yếu tố tăng trưởng biểu mô thường biểu hiện quá mức.
Chủ yếu xuất hiện ở người trên 50 tuổi. Triệu chứng thay đổi tuỳ vào vị trí nguyên phát. Tổn thương vòm họng thường không tạo ra triệu chứng cho đến khi giai đoạn muộn và sau đó gây viêm tai giữa huyết thanh một bên hay nghẹt mũi hay chảy máu mũi. Ung thư khoang miệng biểu hiện loét không lành, đôi khi đau. Tổn thương khẩu hầu cũng biểu hiện muộn với đau họng hay đau tai. Khàn giộng có thể triệu chứng sớm của ung thư thanh quản.
Hiếm bệnh nhân không đau, phì đại hạch cổ cứng hay hạch trên đòn. Giai đoạn phụ thuộc vào kích thước khối u nguyên phát và bao gồm cả hạch. Di căn xa xảy ra dưới 10%.
Ba loại bệnh phổ biến: cục bộ, cục bộ hay khu trú tiến triển, và tái phát hay di căn. Bệnh cục bộ xảy ra ở một phần ba bệnh nhân và được cứu chữa bằng điều trị phẫu thuật hay xạ trị. Xạ trị được ưu tiên dùng cho bệnh nhân ung thư thanh quản để bảo tồn chức năng cơ quan; phẫu thuật được chủ yếu hơn cho các tổn thương ở khoang miệng.
Tỷ lệ sống trên 5 năm là 60-90%, và hầu hết tái phát xảy ra trong 2 năm. Bệnh cục bộ tiến triển là biểu hiện phổ biến nhất (>50%).
Liệu pháp kết hợp sử dụng hoá trị cảm ứng, sau đó phẫu thuật kèm theo hoá trị và xạ trị đồng thời, thì hiệu quả nhất. Dùng ba chu kỳ với cisplatin (75 mg/m2 IV ) và docetaxel (75 mg/m2 IV) cộng với 5-fluorouracil (5FU) [750 (mg/m2)/ngày trong 96- tới 120-h truyền liên tục] trước hay trong khi xạ trị thì hiệu quả hơn phẫu thuật cộng với xạ trị, mặc dù viêm niêm mạc có thể trầm trọng hơn, tỷ lệ sống 5 năm là 34-50%. Cetuximab cộng với xạ trị có thể hiệu quả hơn xạ trị đơn độc. Bệnh nhân ung thư đầu cổ thì thường suy dinh dưỡng và thường mắc bệnh gian phát. Bệnh nhân tái phát hay di căn (khoảng 10%) được điều trị giảm nhẹ với cisplatin với 5FU hay paclitaxel (200–250 mg/m2 với hỗ trợ yếu tố kích thích dòng bạch cầu hạt G-CSF) hay hoá trị đơn chất (a taxane, methotrexate, cisplatin, hay carboplatin). Tỷ lệ đáp ứng thường 30-50% và thời gian sống trung bình khoảng 3 tháng.
Can thiệp quan trọng nhất là yêu cầu bệnh nhân từ bỏ Thu*c lá. Thời gian sống lâu dài cải thiện đáng kể ở những người ngưng hút Thu*c lá. Liệu pháp phòng ngừa hoá học với acid cis-retinoic [3 tháng 1.5 (mg/kg)/ngày cùng với 9 tháng 0.5 (mg/kg)/ngày uống] có thể gây thoái lui bạch sản nhưng không có hiệu quả thích hợp trên sự phát triển của ung thư.