Tin tức hôm nay

Tin tức

Ung thư di căn não vẫn chấp nhận hôn mê để sinh con

Đó là chị Nguyễn Thị H. (SN 1983, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) vừa được mổ bắt con tại BV Phụ sản Trung ương trong tình trạng khối u phát triển di căn não.

Theo thông tin từ BV K, tháng 4/2013 chị H phát hiện ung thư vú và điều trị ổn định gần 5 năm thì tạm dừng để mang thai.

“Bệnh nhân H. đã điều trị ổn định gần 5 năm nhưng có nguyện vọng tạm dừng điều trị để mang thai. Dù rất chia sẻ nhưng chúng tôi vẫn phải kiểm tra về toàn bộ các chỉ số, đánh giá sức khoẻ của H., hội chẩn kỹ về những hoá chất đã điều trị cho H. có ảnh hưởng gì nếu mang thai hay không”- TS.BS Hàn Thị Thanh Bình, Phó trưởng khoa Nội 5, BVK - bác sĩ trực tiếp tiếp nhận bệnh nhân H. từ ngày nhập viện chia sẻ.

Biết được khát khao có mụn con của chị H., các bác sĩ BV k đã tư vấn sức khoẻ cho mẹ, phối hợp bác sĩ chuyên khoa sản để chị được theo dõi, chăm sóc suốt thai kỳ.

Đầu năm 2019, Chị H cảm nhận thấy mình có dấu hiệu mang thai, mong ước làm mẹ bấy lâu nay đã thành hiện thực, chị vẫn hàng ngày đi làm công nhân ở xí nghiệp may, mọi sinh hoạt đều diễn ra bình thường.

Nhưng không may, đến tháng thứ 7 chị H.cứ ăn vào là nôn, nghĩ là bị nghén vì cơ thể không có biểu hiện khác thường, gia đình đưa chị đến khám tại Bệnh viện Phụ sản TW, Bệnh viện K kiểm tra định kỳ.

Đánh giá ban đầu, các bác sĩ nhận định trong quá trình mang thai khối u tiếp tục phát triển và di căn lên não.

“Dù ở tuần 28 có dấu hiệu giảm trí nhớ, nói không biết gì, gia đình phải trợ giúp hoàn toàn nhưng bệnh nhân H. vẫn quyết tâm giữ cháu bé.”- BS.Thanh Bình chia sẻ

Đến tuần thứ 34, trí nhớ suy giảm hoàn toàn, chị H. vẫn quyết tâm sinh con. Chị bắt đầu hôn mê, thai có biểu hiện suy tim, ngay lập tức các bác sĩ quyết định mổ cứu hai mẹ con. Ngày 29-10, bé gái Hương Giang nặng 2kg

chào đời trong niềm hạnh phúc của cả gia đình và các bác sĩ tại Bệnh viện Phụ sản TW, nhưng ngay sau đó mẹ bé - chị H. được chuyển sang Bệnh viện K để tiếp tục chữa trị.

Bác sĩ tư vấn cho chị H về phác đồ điều trị

TS.BS Nguyễn Đức Liên, Trưởng khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện K cho biết “Đây là trường hợp rất đặc biệt, sản phụ sau sinh được 3 ngày, phải chuyển khẩn cấp sang Bệnh viện K. Khi vào viện khối u đã di căn vào não 3 ổ, đặc biệt di căn vào hố sau gây chèn ép, dẫn đến tình trạng hôn mê, chúng tôi ngay lập tức quyết định điều trị bằng Thu*c và điều trị bằng dao Gamma cho bệnh nhân H.”

Theo TS Liên, ưu điểm của điều trị dao Gamma là có thể tập chúng liều điều trị vào khối u và ít ảnh hưởng cấu trúc não xung quanh, với trường hợp của chị H khối u nằm cạnh hệ thống não thất, có thể dẫn đến tình trạng ứ nước trong não, do vậy các bác sĩ chuẩn bị cả phương án mổ phối hợp để dẫn lưu dịch não tủy nếu cần.

Mặc dù cân nhắc kỹ lưỡng nhưng các bác sĩ cũng có nhiều thách thức khi điều trị cho bệnh nhân H.

“Khó khăn lớn nhất là phải cân nhắc giữa phẫu thuật mở thông thường và xạ phẫu Gamma Knife, do khối u khá lớn, vị trí 2 khối ở tiểu não, 1 khối ở bán cầu đại não, cả 3 khối cộng vào gây ra triệu chứng cộng hưởng, chúng tôi phải hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa về ung bướu thần kinh và u vú, đưa ra phác đồ điều trị phối hợp cùng nhau giúp bệnh nhân hồi phục. Nếu chỉ tập trung vào điều trị u não thì có thể di căn bộ phận khác, nếu chỉ điều trị bệnh toàn thân thì có thể hôn mê, cơ thể không thể chịu được. Vì vậy, phải phối hợp nhịp nhàng, điều trị não trước, nếu mổ mở có thể chỉ giải quyết được 1 ổ, dao Gamma có thể giải quyết cùng một lúc cả 3 ổ, khối u được khống chế, giảm được thời gian hồi phục 2-3 tuần nếu mổ mở thông thường, tuy nhiên các phương án đều được cân nhắc.“- TS. Liên đánh giá.

Điều kỳ diệu đã đến, sau khi điều trị với phác đồ bằng dao Gamma 2 ngày chị H. đã dần phục hồi trí nhớ, tỉnh táo trở lại.

Sau 6 tuần kết hợp với điều trị hóa chất, chị H. đáp ứng Thu*c rất tốt, khối u đã giảm 40% thể tích, tránh được các đợt di căn khác lên não.

“Hiện tại chị H.đang được điều trị phối hợp nội khoa ung thư, điều trị hóa chất và rất may mắn sức khoẻ bệnh nhân ổn định, đáp ứng điều trị rất tốt.”- TS Bình nhận định.

Tr.Hằng

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/Ung-thu-di-can-nao-van-chap-nhan-hon-me-de-sinh-con-573291/)

Tin cùng nội dung

  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY