Ung bướu hôm nay

Khoa ung bướu là một trong những chuyên khoa quan trọng của phân ngành ngoại khoa, có chức năng chẩn đoán, điều trị, tầm soát ung thư và cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết cho bệnh nhân ung thư bao gồm: hoá trị, xạ trị, điều trị ngoại khoa, điều trị nội khoa, ghép tế bào gốc...; đồng thời giúp kiểm soát các cơn đau bằng cách vật lý trị liệu, phong bế thần kinh ngoại biên, phong bế giao cảm,... Các bệnh thường gặp của khoa ung bướu có thể kể đến như: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến giáp, ung thư da, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày,...

Ung thư phổi - làm thế nào để phát hiện sớm?

Mỗi năm Việt Nam có khoảng trên 22.000 người mắc mới và hơn 19.500 người Tu vong do ung thư phổi. Đáng nói là số người mắc căn bệnh này đang ngày càng trẻ hóa. Phát hiện ung thư phổi sớm giúp giảm bớt nhiều khó khăn trong quá trình điều trị ung thư và tăng tỷ lệ sống.
Cần làm các xét nghiệm gì để phát hiện sớm ung thư phổi?

Để phát hiện sớm ung thư phổi, trước tiên, người bệnh sẽ được thăm khám lâm sàng để kiểm tra xem có u, hạch hay các dấu hiệu bất thường nào khác trên cơ thể hay không. Đồng thời, bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử cá nhân và gia đình, độ tuổi người bệnh, có hút Thu*c lá hay không, trong thời gian bao lâu, có thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại hay không, vv… từ đó sẽ chỉ định xét nghiệm phù hợp nhất.

Khi phát hiện bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm xét nghiệm chẩn đoán khác.

Các phương pháp giúp tầm soát, phát hiện sớm ung thư phổi có thể bao gồm:

Xét nghiệm dấu ấn ung thư: Bác sĩ có thể kết hợp xét nghiệm CA 19-9, CEA hoặc Cyfra 21-1 để phát hiện ung thư phổi. Tuy nhiên, trong một số bệnh lý không phải ung thư, những dấu ấn ung thư này cũng tăng. Do vậy, xét nghiệm máu thôi chưa đủ để xác định ung thư, mà cần làm thêm các chẩn đoán khác.

Chụp X-quang phổi: Là phương pháp chụp các cơ quan và xương bên trong ngực. X quang là một loại tia năng lượng có thể đi qua cơ thể và cho hình ảnh của khu vực bên trong cơ thể trên phim chụp. Phương pháp này có thể giúp phát hiện các bất thường hoặc khối u ở phổi, tuy nhiên có thể bỏ qua những khối u quá nhỏ, do vậy cần kết hợp với chụp CT lồng ngực.

Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực: Là phương pháp có sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh mặt cắt ngang của ngực và bụng trên, giúp phát hiện các bệnh lý xương sườn, màng phổi, nhu mô phổi, phế quản, tim, mạch máu, trung thất…. Đặc biệt, phương pháp này có thể phát hiện ra những tổn thương nhỏ dưới 1mm.

Sinh thiết: Nếu phát hiện khu vực bất thường, hoặc khối u ở phổi, bác sĩ có thể sinh thiết để xác định xem có tế bào ung thư hay không. Nếu kết quả là ung thư, người bệnh có thể cần làm các chẩn đoán chuyên sâu khác để xác định giai đoạn bệnh, mức độ lan rộng….

Ai nên tầm soát phát hiện sớm ung thư phổi?

Theo các bác sĩ Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, những đối tượng dưới đây là những người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi, do đó cần sàng lọc ung thư định kỳ:

- Hút Thu*c lá, hút Thu*c thụ động.

Nguy cơ trung bình là người từ 50 tuổi trở lên, không hút Thu*c hoặc hút Thu*c ít, từng hút Thu*c nhiều nhưng đã ngưng trên 15 năm.

Nguy cơ cao là người từ 50 tuổi, hút Thu*c 30 gói mỗi năm, một gói mỗi ngày trong 30 năm hoặc 2 gói mỗi ngày trong 15 năm.

- Khí radon, amiăng, không khí ô nhiễm, tiền căn xạ trị vào phổi.

- Gia đình có người bị ung thư phổi.

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (http://dantri.com.vn/suc-khoe/ung-thu-phoi-lam-the-nao-de-phat-hien-som-20180426135700252.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY