Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Uống Thuốc cao huyết áp lâu dài có bị tác dụng phụ?

Tôi đi khám, BS kết luận tăng huyếp áp và rối loại mỡ máu. Hiện huyết áp ở mức 130-140 mmHg. Xin hỏi Mangyte, uống Thuốc huyết áp lâu dài có tác dụng phụ gì không?

Chào AloBacsi,

Tôi 47 tuổi, đi khám BS nhiều lần, kết luận tăng huyếp áp và rối loại chuyển hóa mỡ máu.

Huyết áp khoảng 140-150mmHg, nhịp tim 70-80. BS cho uống Thuốc như sau:

NifeHexal (Nifedipine 20mg) (retard): ngày 1 viên (sáng)

Zolpidon (Amlodipine 5mg): ngày 1 viên (chiều)

Uống thêm: Vastec (Trimetazidin dihydroclorid 20mg) ngày 1 viên (sáng)

Mỗi 6 tháng tôi đi xét nghiệm mỡ máu 1 lần: Cholesterol Tolal 240/200 mg/dl; Triglyceride 290/170mg/dl; LDL 132mg/dl

Hiện huyết áp tôi ổn định ở mức 130- 140mmHg. Xin hỏi AloBacsi, uống Thuốc lâu dài như vậy có tác dụng phụ gì không? Tôi chân thành cảm ơn và chờ tư vấn của quý BS.

(Tấn Hùng - Đăk Lăk)

Ảnh minh họa - nguồn internet

Chào bạn Hùng,

Bạn được chẩn đoán tăng huyết áp và rối loạn Lipid máu, nhưng về Thuốc uống thì hơi có vấn đề.

Bạn đang uống Nifedipin 20mg và Amlodipin 5mg, thực ra không nên uống 2 Thuốc này đồng thời vì 2 loại này cùng một nhóm Thuốc (gọi là nhóm ức chế calci) tức cùng một cơ chế tác động. Bạn chỉ nên uống 1 trong 2, nếu chưa kiểm soát được thì có thể tăng liều Thuốc hay phối hợp thêm Thuốc thuộc nhóm khác. Bên cạnh đó, Triglyceride cao, bạn nên uống thêm nhóm Thuốc fenofibrate.

Như vậy, bạn cần tái khám BS chuyên khoa Tim mạch để chỉnh Thuốc cho phù hợp.

Tất cả các Thuốc đều có dù ít hay nhiều. Ví dụ Amlodipin có thể gây phù chân...; Nifedipin có thể gây nhịp tim nhanh, mặt đỏ phừng do giãn mạch,... Tuy nhiên, không phải ai cũng bị của Thuốc.

Khi uống cần được theo dõi hiệu quả và các hay tương tác Thuốc (nếu có) để chỉnh liều hoặc đổi Thuốc nếu cần, bạn nhé.

Thân mến,

BS-CK1 Bùi Thường Hương Thy

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/uong-thuoc-cao-huyet-ap-lau-dai-co-bi-tac-dung-phu-n176115.html)

Tin cùng nội dung

  • Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu. Trong những ca bệnh nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Cao huyết áp (còn gọi là “lên tăng-xông”) xảy ra khi máu của bạn di chuyển qua động mạch ở áp lực cao hơn bình thường. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra cao huyết áp. Nếu huyết áp quá cao hoặc vẫn ở mức cao trong một thời gian dài, nó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY