(MangYTe) - Ngoài tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa ung thư, uống trà nghệ thường xuyên còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu, bảo vệ gan và phòng ngừa viêm khớp.
Trà nghệ giúp tăng cường hệ miễn dịch nhờ đặc tính chống oxy hoá, chống viêm, kháng virus và kháng khuẩn cực mạnh. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nghệ có tác dụng rất tốt trong việc điều trị cảm lạnh và cảm cúm. Nhờ có đặc tính chống viêm mạnh mẽ, trà nghệ giúp giảm viêm và sưng ở những người viêm khớp. Uống trà nghệ cũng có lợi cho việc kiểm soát ung thư. Theo các nhà khoa học, curcumin có trong nghệ là chất chống ung thư hiệu quả nhờ tác dụng ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư. Nhờ tác dụng làm giảm cholesterol, uống trà nghệ thường xuyên được chứng minh có lợi cho tim mạch, ngăn ngừa bệnh mạch vành và đột quỵ. Nghệ vẫn thường được dùng trong y học cổ truyền để điều trị bệnh tiểu đường. Mặt khác, uống trà nghệ giúp giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định và ngăn ngừa những biến chứng kéo dài của bệnh tiểu đường. Đặc tính chống viêm cực mạnh của trà nghệ có thể ngăn ngừa tổn thương gan và các bệnh gan mãn tính. Các nghiên cứu cũng chứng minh rằng, curcumin trong nghệ giúp ngăn ngừa nhiễm độc gan và giảm nguy cơ mắc các bệnh ở bộ phận này. Ngoài tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, trà nghệ còn giúp giảm các cơn đau liên quan tới hội chứng ruột kích thích. Các nghiên cứu chứng minh rằng, curcumin trong nghệ giúp giảm nguy cơ rối loạn thoái hoá thần kinh và bệnh Alzheimer. Nguyên nhân do trà nghệ có đặc tính chống oxy hoá, chống viêm và giảm tổn thương tế bào gây nên chứng suy giảm trí nhớ. Theo các chuyên gia, với đặc tính chống oxy hoá, chống viêm, nên trà nghệ có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh phổi mãn tính. Mặt khác, thường xuyên uống trà nghệ cũng giúp điều trị bệnh hen suyễn, tổn thương phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư.
Tinh hoàn là cơ quan chuyên sản xuất hormone Sinh d*c nam và tinh trùng, quan trọng cho việc sinh sản nằm trong bìu ngay dưới D**ng v*t. Mặc dù ung thư tinh hoàn là khá hiếm so với các loại ung thư khác, nó là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 15 đến 34
Gần đây, kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu trong thời gian dài chứng minh rằng thức uống có cồn cũng góp phần làm tăng nguy cơ của nhóm ung thư vùng đầu cổ.
Ung thư vùng đầu – cổ thường bắt nguồn từ lớp tế bào gai nằm lót trong bề mặt ẩm ướt ở vùng đầu cổ (ví dụ như trong miệng, mũi, họng), và thường phát triển thành ung thư biểu mô tế bào gai. Ung thư vùng đầu – cổ cũng có thể bắt nguồn từ các tuyến nước bọt, nhưng tương đối ít gặp. Các tuyến nước bọt chứa nhiều loại tế bào có thể ung thư hóa, vì vậy có nhiều dạng ung thư tuyến nước bọt khác nhau.
Niềm vui và nụ cười nở nhiều hơn trên môi những bệnh nhi ung thư của viện Nhi Trung ương khi được nhận quà Tết từ tay Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều ngày 6/2.