Đột biến này tên gọi D614G, là một trong những chủng phổ thông, có mức độ lây lan rộng rãi tại Mỹ và châu Âu. Các phân tích trước đó chỉ ra rằng chủng virus tồn tại ở hơn 70% ca nhiễm được xác nhận trên toàn thế giới, gần 100% tại châu Âu.
So với các đột biến khác, d614g có mức độ nhân lên cao trong đường hô hấp, lây lan hiệu quả hơn từ người sang người.
Trong quá trình nghiên cứu, các chuyên gia từ mỹ, dẫn đầu bởi giáo sư drew weissman từ đại học pennsylvania, đã cố gắng tìm hiểu liệu chủng này có thể "né" được các phản ứng miễn dịch do vaccine kích hoạt hay không.
Phương pháp của họ là tạo ra các giả dạng virus (pseudovirus - psv), sau đó tiêm vaccine vào người, khỉ và chuột, tiến hành lấy mẫu máu sau vài tuần, khi kháng thể đã được sản xuất. kết quả cho thấy miễn dịch được kích thích bởi liều tiêm có khả năng liên kết với giả dạng virus chứa gene của đột biến d614g cao gấp 4 lần so với thông thường.
"như vậy, biến chủng này không thể ‘trốn khỏi’ loại vaccine hiện tại", ngược lại, nó còn dễ bị kháng thể tiêu diệt hơn, các chuyên gia nêu rõ trong báo cáo xuất bản hôm 25/7, trên trang web medrxiv.org, dành riêng cho những công trình chưa được bình duyệt.
Đối với giới nghiên cứu, kết quả này không quá bất ngờ.
Trên thực tế, trong quá trình đột biến, ncov tạo ra những tinh chỉnh nhỏ trong gai protein, giúp chúng dễ dàng "bám dính" vào tế bào vật chủ. tuy nhiên, điều này cũng khiến kháng thể liên kết hiệu quả với virus hơn.
"Dễ bị tấn công bởi kháng thể chính là ‘cái giá’ D614G phải trả để xâm nhập vào tế bào người một cách thuận lợi", Giáo sư Drew Weissman giải thích.
Vaccine từ Moderna là một trong những "ứng viên" đầu tiên ở Mỹ bước vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba. Các khâu đầu tiên được bắt đầu trong tuần này.
Theo tổ chức y tế thế giới (who), đến nay có ít nhất 25 loại vaccine covid-19 đang trong quá trình thử nghiệm trên người. hầu hết được điều chế dựa trên trình tự gene virus được trung quốc công bố hồi đầu tháng 1, không có đột biến d614g. biến chủng này đã được phát hiện ở đại lục, song nó khá hiếm.
Một nghiên cứu của Đại học Y Trùng Khánh, công bố tháng trước, phát hiện ra rằng kháng thể tạo ra bởi một bệnh nhân Trung Quốc đã khỏi Covid-19 không thể vô hiệu hóa một chủng đột biến của nCoV. Kết quả tương tự được Nhóm Y tế AI, Tập đoàn Công nghệ IBM, ghi nhận.
Như vậy, thử nghiệm vaccine của nhóm giáo sư weissman trở thành niềm hy vọng đối với nhân loại. song, nhà dịch tễ giấu tên của chính quyền bắc kinh nhận định nhiều yếu tố còn khá khó hiểu.
"đây có thể là tin tốt, nhưng còn quá sớm để ăn mừng mà không có bằng chứng trực tiếp", ông nói.
Công trình riêng biệt của các nhà khoa học đại học california, berkeley, cho thấy biến chủng d614g đã tiếp tục tiến hóa thành hai nhánh khác nhau. một loại chiếm ưu thế ở mỹ, còn lại phổ biến ở châu âu. tỷ lệ Tu vong tăng khi hai chủng lưu hành cùng nhau trong một cộng đồng. đây có thể là kết quả của quá trình nhiễm trùng nối tiếp, bởi các chủng d614g khác nhau có thể "đánh lừa" hệ miễn dịch của con người, khiến nó tạo ra quá nhiều kháng thể, gây Tu vong.
Trong cuộc họp ban chỉ đạo sáng 27/7, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cũng cho biết nguồn gene nCoV từ các bệnh nhân Covid-19 ở Đà Nẵng là chủng virus mới xuất hiện tại Việt Nam. Song chưa rõ liệu đây có phải D614G hay không.
Chủ đề liên quan:
biến chủng biến chủng nCoV Câu chuyện sức khỏe chủng mới nCoV đột biến nCoV hiệu quả tin nóng vaccine