Bé chào đời hôm nay

Vài bài tập đơn giản cùng bé, mẹ nào cũng làm được

Nếu không có thời gian đến phòng tập, hãy biến chính phòng khách của bạn thành nơi tập luyện mà vẫn có thể thoải mái trông con.

Tập luyện thể thao với những người chưa có gia đình hoặc chưa sinh con là việc khá đơn giản nhưng một khi bạn đã có thêm một em bé trong nhà thì thời gian dành cho việc đến phòng tập thật xa xỉ. tuy vậy, bạn vẫn muốn luyện tập để giữ sức khỏe và quan trọng hơn cả là để vóc dáng nhanh chóng thon gọn, săn chắc sau sinh. vậy tại sao bạn không nghĩ đến việc biến chính phòng khách của bạn thành phòng tập. bạn vẫn có thể vừa chơi với con, chăm con mà vẫn tập luyện thể thao được.

Dưới đây là 7 động tác cực đơn giản cùng con, mẹ nào cũng có thể tập luyện được:

Động tác Plank

Động tác yoga kumbhakasana hay còn có tên gọi là plank, là một trong những tư thế đơn giản mà mang lại hiệu quả tốt nhất trong các bài tập yoga với các mẹ sau sinh. động tác này giúp hỗ trợ tăng cường sức mạnh ở cả tay, vai, lưng, mông, đùi và cả phần cơ bụng. bài tập này đặc biệt thích hợp với các mẹ muốn có một cơ bụng săn chắc, khỏe mạnh.

Động tác với vòng bằng chân

Động tác này rất tuyệt vời để luyện tập cơ chân. Mẹ đặt vòng tập giữ mắt cá chân và cơ mông, sau đó gập nhẹ gối lại và đưa chân lên xuống.

Đông tác mở rộng chân

Động tác này rất có lợi cho cơ mông, giúp mông chị em săn chắn lại sau thời gian mang bầu, sinh con. Mẹ chỉ cần giữ thẳng chân và đưa lên cao rồi hạ xuống, gập lại là được. Mẹ cũng đừng quên dành những nụ hôn ngọt ngào cho con sau mỗi nhịp tập.

Động tác mở rộng chân, giữ thẳng cánh tay

Tương tự như động tác thứ 3 nhưng khác chút là ở động tác này mẹ giữ thẳng cánh tay. Động tác này rất có lợi cho bắp tay cũng nhưu lưng dưới của mẹ.

Động tác tập tay sau

Động tác này tuy hơi khó thực hiện nhưng lại rất có lợi cho cơ thể mẹ. Chị em nên tập trước khi không có em bé bên dưới để đảm bảo an toàn nhất.

Động tác Downward Dog

Mẹ thực hiên động tác này bằng cách chống 2 tay và đầu gối xuống đất. Sau đó nhẹ nhàng thu người và đẩy mông lên cao, giữ cho các cơ căng và thư giãn hết cơ. Động tác này rất có lợi cho lưng và xương hông.

Động tác nâng chân

Động tác này nếu thực hiện với một em bé sẽ mang lại hiệu quả tích cực hơn tuy nhiên mẹ vẫn có thể thực hiện được một mình. Mẹ chỉ cần chống tay ra sau và giữ thẳng chân về phía trước rồi lại co lại và hạ xuống thấp là được. Mẹ nên lặp đi lặp lại 10 nhịp trong mỗi lần tập.

Theo Nguyệt Minh (Theo FBM) (Khám Phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/vai-bai-tap-don-gian-cung-be-me-nao-cung-lam-duoc-c85a240994.html)

Tin cùng nội dung

  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY