Tâm linh hôm nay

Vấn đề về giải thoát (I)

Nước trong bốn biển chỉ có một vị là vị mặn, cũng như thế giáo lý của ta chỉ có một vị là vị giải thoát. Câu nói ấy của Đức Phật đã xác nhận rằng mục đích duy nhất của đạo Phật là đưa chúng sinh đến chỗ giải thoát giác ngộ.

>>Tư liệu nghiên cứu

Nói đến giải thoát tức là nói đến một sự cởi mở, thoát ly. Mà chỉ khi nào người ta cảm thấy bị ràng buộc, tù túng người ta mới nghĩ đến sự cởi mở, thoát ly, nói tóm lại, mới nghĩ đến việc giải thoát. Vậy thì ở đây, con người bị cái gì ràng buộc? "Tất cả các chúng sinh vì vô minh che lấp mất chân tính, bị dục vọng phiền não sai khiến, tạo ra muôn ngàn nghiệp ác vì đó mà phải trôi nổi trong biển khổ luân hồi" (Kinh Lăng Nghiêm).

Bài liên quan

"Đau" phải chăng đã là "khổ"

Đi từ quả đến nhân, ta thấy: Biển khổ sinh tử luân hồi – nghiệp ác – dục vọng phiền não – lấp mất chân tính – vô minh. Do vô minh mà chân tính bị mờ ám, chân tính mờ ám cho nên sinh ra dục vọng phiền não, dục vọng tạo ra nghiệp ác, và nghiệp ác đưa đến kết quả khổ đau luân hồi. Giải thoát nghĩa là phá tan được dòng nhân quả liên tục ấy. Nhưng muốn được giải thoát, trước hết, người ta phải nhận thấy rằng mình đang bị ràng buộc. Biết bao nhiêu kẻ đang sống trong sự ràng buộc mà không hề biết rằng mình bị buộc ràng, cho nên không hề nghĩ đến sự giải thoát. Vì thế, muốn cho họ có ý tưởng giải thoát, phải tìm cách làm cho họ nhận thấy rằng họ đang bị ràng buộc đã.

Phương pháp của đạo Phật là làm cho con người có ý thức rõ ràng về cuộc đời mà mình đang sống: một cuộc đời khổ đau. Con người không thể an vui được trong cuộc đời khổ đau: phải tìm cách thoát ly cuộc đời ấy. Những dây xích nào đã ràng buộc con người vào cuộc đời khổ đau? Đấy chính là dục vọng, là phiền não, là ác nghiệp, là vô minh. Phá tan những xiềng xích này thì có thể tìm đến một chân trời tự do, không còn bị khổ đau bức bách. Vậy con đường giải thoát bắt đầu bằng một nhận thức: nhận thức cuộc đời là khổ.

Bài liên quan

Đạo đế: Con đường chấm dứt khổ đau

Đó là chân lý thứ nhất trong Tứ diệu đế. Biết bao nhiêu người đã nhờ ý thức sâu xa chân lý ấy mà được giải thoát. Càng cảm thấy đời là khổ đau bao nhiêu, người ta càng mạnh mẽ bước lên đường giải thoát bấy nhiêu. Khổ đau ở đây là một thứ Thu*c đắng, thật đắng, nhưng đã là một thứ thần dược giúp người mau thoát được bệnh não phiền. Nhưng "khổ đau" ở đây không những chỉ có nghĩa là những cảm giác đớn đau mà thôi. Tiếng khổ của đạo Phật còn có nghĩa là vô ngã, bất tịnh, vô thường và u tối nữa. Sống, nhưng ta có thể thắc mắc rất nhiều về tự thân chúng ta.

Bản ngã chúng ta là một cái gì mà chính ta cũng không thể nhận biết được. Đó là một cái thể S*nh l* (sắc) hay đó là những hiện tượng tâm lý (thọ, tưởng, hành, thức) kết hợp? Tại sao qua những hiện tượng biến đổi vô thường lại có thể có một cái Ta đồng nhất bất biến? Phải chăng cái Ta ấy chỉ là một giả danh, một đối tượng của óc vọng tưởng? Sống, nhưng ta luôn luôn nhận thấy rằng tâm ta là nguồn gốc phát sinh bao nhiêu tư tưởng bất thiện tội lỗi: tham lam, giận dữ, si mê, thân ta là một khí cụ để tạo bao nhiêu nghiệp ác: sát hại, trộm cắp, tà hạnh…

Bài liên quan

Phiền não: Buông xả chứ không buông bỏ

Tâm cũng như thân, đều là những rừng tội (tâm thị ác nguyên, hình vi tội tẩu: Kinh Bát đại nhân giác). Nhiều lúc chúng ta lại tự chán ghét chính cả cái bản thân của chúng ta. Sống, nhưng ta luôn luôn cảm thấy ta là nô lệ. Nô lệ cho dục vọng. Nô lệ cho cả cuộc đời do ác nghiệp của chúng ta dựng nên. Chúng ta bị vây trong vòng nghiệp báo, bị đắm trong đêm tối của vô minh. Chúng ta có được sống trong hiện tại đâu, có thấy được hiện tại đâu, có vươn được tới hiện tại đâu? Hình thể của cuộc đời mà ta nhận thấy bằng giác quan, đã là hình thể của một cuộc đời quá khứ mất rồi! Vạn vật luôn luôn chuyển biến vô thường.

Ta chỉ sống được trong cái quá khứ của cuộc sống chứ chưa bao giờ được sống trong cuộc sống cả. Chúng ta cũng giống hệt, như những người ngồi trên xe hơi, lưng quay về phía trước, và chỉ thấy được cảnh vật đã qua. Ban đêm, vũ trụ đầy tinh tú mà ta trông thấy đây chắc chắn không phải là vũ trụ của hiện tại. Bởi vì có hàng triệu ngôi sao đã tan vỡ từ bao nhiêu thế kỷ, mà hình dáng vẫn còn để cho ta trông thấy hôm nay. Và vũ trụ tinh tú của hôm nay, có lẽ đến bao nhiêu đời sau, cháu chắt ta mới trông thấy được!

Chưa bao giờ được sống trong cuộc sống, chưa bao giờ được sống với hiện tại! Khổ đau cho chúng ta đến chừng nào! Ta tưởng như bao nhiêu uất ức dồn lên, ta muốn phá tan bao nhiêu xiềng xích vô minh, ràng buộc, để vươn đến chân trời thực tại, sống tự do trong bản thân cuộc sống, thể nhập vào cuộc sống muôn đời. Những khổ đau, những cảm tưởng tù đày của cuộc sống ấy, làm tiêu tán nơi ta những ước muốn thỏa mãn dục lạc phờ phỉnh của cuộc đời và làm cho ta cương quyết tiến bước mạnh dạn trên đường tự giải phóng.

(Còn tiếp)

Phương Bối

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/van-de-ve-giai-thoat-i-d36890.html)

Tin cùng nội dung

  • Ba phương diện quan trọng của người chứng đắc Niết bàn là cảm giác, nhận thức và phi nhận thức trong trạng thái của người chứng đắc Niết bàn trên quan điểm của Tâm lý học, Nhận thức luận. Qua đó phân tích những điểm khác biệt giữa người chứng đắc Niết bàn với người phàm.
  • Chân lý đời là khổ chính là giáo lý xuất thế, dành cho các bậc xuất trần thượng sĩ; đại đa số quần chúng vì căn cơ yếu đuối, không thể đủ sức thi hành. Họ phải nương theo giáo lý nhân thiên thừa, đặt những mục đích gần hơn để cho khỏi chói, khỏi ngợp và ít nản lòng.
  • Câu chuyện dưới đây chính là câu chuyện niệm A Di Đà Phật giải thoát được vong hồn quấn quýt theo quấy phá.
  • Trong giáo lý đạo Phật thường có những từ đi kèm với nhau để chỉ hoàn cảnh diễn biến và sau đó là kết quả của sự tu hành trên lộ trình giác ngộ - giải thoát như: giải thoát giới, giải thoát nghiệp, giải thoát tri kiến, giải thoát ma chướng, giải thoát luân hồi khổ đau, cuối cùng là giải thoát sanh tử.
  • Theo kinh Āriyapariyesana, sau khi thành đạo, Đức Phật băn khoăn có nên chuyển bánh xe pháp hay thị hiện Niết bàn. Bởi Ngài chiêm nghiệm và quán chiếu sâu vào pháp do Ngài mới chứng được là sâu thẳm, vi diệu, cao quý, siêu lý luận, chỉ có người trí mới thấu hiểu...
  • Bài viết của Hòa thượng Thích Trí Quang về Mười đặc điểm của Phật giáo mà quý đạo hữu, Tăng ni Phật tử mười phương nên đọc. BBT Phatgiao.org.vn trích dẫn bài viết của Thầy để quý tăng ni, Phật tử tham khảo về những đặc điểm của Đạo Phật, Phật giáo. hòa thượng Thích Trí Quang nói: “Đạo Phật là tất cả”.
  • Chính sự đau khổ cùng cực này, khiến tác giả vẫn tin tưởng một cách mãnh liệt rằng: “Tình trạng tuyệt vọng của hành tinh này đang dần dần đánh thức mọi người tỉnh dậy để thấy sự cấp thiết phải thay đổi trên một phạm vi rộng lớn có tính cách toàn cầu”.
  • Vào thời mà thiên nhiên hoang sơ, đất rộng người thưa vậy mà Đức Phật đã linh cảm được rằng, con người trong những thế kỷ sau sẽ tàn phá thiên nhiên, cũng có nghĩa là tàn phá chính sự sống của mình, nên mới có một Bồ-tát Địa Tạng xuất hiện trong Kinh Địa Tạng chăng?
  • Tri thức, năng lực, tồn tại, tất cả duyên khởi vĩnh viễn là tương đối. Đó chẳng phải là sự thiếu sót của đức Phật nhân gian mà đó mới là khế hợp với chân lý. Tuy nói là tương đối, nhưng không luận là đức Phật xuất hiện ở thời đại nào, địa phương nào thì tri thức năng lực tồn tại của Ngài chắc chắn là thích ứng mọi trường hợp và đạt đến chỗ trọn vẹn nhất. Tính tuyệt đối của đức Phật chính là hoàn thành ở trong tính tương đối.
  • Có người đi chùa đã lâu mà vẫn còn hỏi con người ch*t còn hay hết. Có người lại quá tin vào thuyết linh hồn tồn tại theo tín ngưỡng dân gian mà chấp “trước tưởng” lao vào cúng kiếng người quá cố và Thượng đế mong được gia trì phù hộ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY