Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Vẫn không thể chủ quan

(MangYTe) - Như vậy là kể từ 0 giờ ngày 23/4, trên thực tế diễn biến và kết quả phòng, chống dịch bệnh Covid-19 chúng ta đã nới lỏng những biện pháp mạnh mẽ trong Chỉ thị 16 của Chính phủ. Tất cả các tỉnh, thành trong cả nước đều đã ra khỏi nhóm nguy cơ cao (trừ một số huyện).

Đất nước "mở cửa" trở lại. Đó là tin vui mừng với mọi người. Rồi đây, tất cả các hoạt động trong xã hội sẽ dần trở lại bình thường như trước. Cả nước đã chuyển sang một giai đoạn mới phòng, chống dịch dài hơi hơn, căn cơ hơn cùng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm người dân sẵn sàng thích nghi trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt.

Trong niềm vui chung ấy, một lần nữa vẫn cần phải nhắc lại đó là cảnh giác - cảnh giác với sự bất ngờ của dịch bệnh. Bởi dịch bệnh vẫn tiếp diễn phức tạp, nguy cơ lây lan còn cao, đòi hỏi các cấp, ngành, lực lượng và mỗi người dân phải tiếp tục đề cao cảnh giác, tuyệt đối không thỏa mãn, lơ là, chủ quan. Theo các chuyên gia, thực tế có thể chúng ta không ghi nhận những ca bệnh mới song vẫn có những người mang vi rút tồn tại trong cộng đồng mà không phát hiện được. Do chưa có vắc xin, Thu*c đặc trị nên các chuyên gia trên thế giới đều rất lo ngại về khả năng lây nhiễm trở lại. Bài học từ các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore... cho thấy làn sóng thứ hai xâm nhập, tồn tại và phát triển trong cộng đồng chỉ được biết tới khi bùng phát. Do đó, chúng ta cần quyết liệt ngăn chặn dịch bệnh, xâm nhập, phát hiện sớm, cách ly, dập dịch kịp thời; không để đại dịch gây hậu quả nghiêm trọng như đã và đang xảy ra tại một số nước trên thế giới.

Dẫu biết rằng, trải qua gần 1 tháng cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, ý thức mỗi người dân, cộng đồng trong công tác phòng chống dịch đã được nâng cao. Đây cũng là yếu tố quan trọng để chúng ta nới lỏng từng bước việc giãn cách xã hội. Tuy nhiên, thực tế những ngày qua cho thấy (sau khi thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội), bắt đầu đã có sự chủ quan trong phòng chống dịch của một bộ phận người dân như: Ra đường, ở nơi công cộng không đeo khẩu trang, tụ tập, ăn uống đông người không đảm bảo khoảng cách tối thiểu (2m) theo quy định...

Dẫu chúng ta đã có những biện pháp tốt ứng phó với sự lây lan của dịch bệnh, đã có phác đồ điều trị hiệu quả, nhưng dịch bệnh vẫn đang âm ỉ trong cộng đồng và có thể quay lại bất cứ lúc nào. Do đó, bên cạnh việc cảnh giác với dịch bệnh thì người dân cũng cần cảnh giác với căn bệnh chủ quan trong chính chúng ta, bởi sau khi lệnh giãn cách xã hội được dỡ bỏ về cơ bản thì do "vui quá" nên dễ mất cảnh giác.

Không ai cấm được niềm vui khi xã hội không còn giãn cách, nhưng cũng không thể vì thế mà quên rằng dịch Covid-19 vẫn còn, nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang phải vật lộn căng thẳng và sự tấn công của virus SARS-CoV-2 vẫn có thể xuất hiện ở nơi bất ngờ nhất, lúc bất ngờ nhất.

Đừng để "niềm vui ngắn chẳng tày gang"...

HÀ HUY LINH

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/van-khong-the-chu-quan-20200505104502542.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Sau nhiều năm rồi nỗi ân hận vẫn không ngừng dằn vặt Tuyết. Bởi chính sự chủ quan ngày đó đã khiến cô hỏng một bên mắt vĩnh viễn và đến giờ, mỗi khi ra đường cô vẫn cảm thấy thiếu tự tin...
  • Mỗi lần con líu lo em hóc (khóc), con ăn tam tơ (cam cơ)... cả nhà chị Mỹ thường cười rồi nhại theo. Vào tiểu học, bé hay bị cô mắng và bạn trêu vì nói ngọng.
  • Người dân bị mắc bệnh uốn ván nhưng không được phát hiện, xử trí kịp thời nên dễ có nguy cơ dẫn đến Tu vong
  • Mới đây, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM tiếp nhận và phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn bị hoại tử cho bệnh nhân N.VK. (42 tuổi, ngụ tại Đồng Nai).
  • Ông Nguyễn Mạnh Việt - Phó Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh, Trưởng Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân huyện cho biết...
  • Dù muốn hay không thế giới vẫn phải sẵn sàng để đương đầu với các đại dịch. Hiện nay, hàng trăm bệnh lây nhiễm vẫn đang hoành hành khắp hành tinh ở cả nông thôn và thành thị
  • Dị ứng thức ăn Chủ quan là nguyDị ứng thức ăn (DƯTA) và các chứng bệnh dị ứng đang gia tăng mạnh trong vài năm gần đây.
  • Con trai tôi bị té trầy chân chảy máu, bà nội cháu vội lấy Thu*c lào đắp vào vết thương. Tôi cản lại vì sợ nhiễm trùng thì bà cho rằng, đắp để cầm máu và vết thương nhanh lành.
  • Cách vài tháng lại bị đau vai gáy, chị không đi chữa. Tuần trước, lại đau cứng vùng cổ, vai và cả hai cánh tay, chị Thanh đi khám và hốt hoảng biết mình bị dính khớp ổ bả vai.
  • Thiếu máu não đang có chiều hướng gia tăng mạnh ở người lớn tuổi và gần đây cũng khá phổ biến ở những người trẻ tuổi lao động trí óc, căng thẳng, stress.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY