Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Vẩy nến ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Vẩy nến có thể xuất hiện trẻ sơ sinh. Mặc dù nó không phổ biến như ở người trưởng thành, nhưng bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm trạng của bé

bệnh vẩy nến là một bệnh rối loạn tự miễn ảnh hưởng đến da. nó có thể tấn công bất cứ ai kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. mặc dù vẩy nến có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh nhưng nó thường không phổ biến.

Trẻ sơ sinh có thể bị vẩy nến?

Trên thực tế, vẩy nến ở trẻ sơ sinh là một tình trạng hiếm gặp, bệnh này thường phổ biến ở độ tuổi từ 15 đến 35. nếu một đứa trẻ mắc bệnh vẩy nến, nó thường sẽ xuất hiện ở khu vực tã lót. điều này làm cho việc chẩn đoán dễ bị nhầm lẫn thành hăm tã và chệch hướng khi điều trị.

Do đó, việc phát hiện và chẩn đoán bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh cần được quan sát cẩn thận.

Nguyên nhân gây vẩy nến ở trẻ sơ sinh

Vẩy nến không phải là bệnh truyền nhiễm, vì vậy nó không thể lây truyền từ người này qua người khác. hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vẩy nến. tuy nhiên, có một số yếu tố được cho là có thể góp phần vào sự phát triển bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và cả người lớn.

1 – Di truyền

Nhiều nhà khoa học tin rằng vẩy nến là bệnh kết hợp của di truyền và các yếu tố kích thích từ môi trường hoặc nhiễm trùng. yếu tố di truyền là một thành phần mạnh mẽ dẫn đến bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh.

Nếu trong gia đình có người mắc các bệnh tự miễn như bệnh về tuyến giáp, bệnh đa xơ cứng hoặc bệnh Corhn thì có khả năng bé cũng sẽ mắc bệnh, bao gồm cả vẩy nến. Nếu người mắc bệnh là cha hoặc mẹ thì tỷ lệ sẽ cao hơn.

2 – Nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn có thể là một nguyên nhân khiến trẻ em bị vẩy nến. làn da của bé rất non nớt nên rất dễ mắc bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài môi trường. một số tác nhân có thể gây nhiễm trùng da ở bé bao gồm:

    Thay đổi thời tiết thất thường.

Dấu hiệu của bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh

Ở trẻ sơ sinh, vị trí phổ biến của bệnh vẩy nến là mặt, cổ, khuỷu tay, đầu gối, khu vực mặc tã và da đầu. hầu hết các loại bệnh vẩy nến thường dẫn đến các mảng da có màu trắng hoặc đỏ ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể. những mảng này có thể bị ngứa, đau hoặc thậm chí là nứt và chảy máu. các triệu chứng khác có thể bao gồm:

    Sưng và cứng khớp.

Những loại bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh

Có nhiều loại bệnh vẩy nến khác nhau ở cả người lớn và trẻ em. Các loại vẩy nến bao gồm:

1 – Bệnh vẩy nến tã lót

Đây là bệnh vẩy nến chỉ xuất hiện ở trẻ sơ sinh khi tổn thương thường xuất hiện ở khu vực mặc tã lót. điều này thường gây khó khăn cho công tác chẩn đoán bởi vì nó thường bị nhầm lẫn thành bệnh hăm tã.

2 – Bệnh vẩy nến mảng bám

Đây là bệnh vẩy nến phổ biến ở mọi lứa tuổi. vẩy nến mảng bám thường có màu trắng, đỏ hoặc bạc. chúng thường xuất hiện ở dưới lưng, da đầu, khuỷu tay hoặc đầu gối.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh vẩy nến mảng bám có kích thước nhỏ và mềm mại hơn.

3 – Bệnh vẩy nến mủ

Bệnh vẩy nến mủ thường xuất hiện ở dạng các mảng đỏ với vùng trung tâm chứa mủ. những mụn mủ này thường xuất hiện ở chân hoặc tay. loại vẩy nến này thường không phổ biến ở trẻ em.

4 – Bệnh vẩy nến da đầu

Bệnh vẩy nến trên da đầu thường xuất hiện từng mảng vảy có màu trắng hoặc bạc. đôi khi toàn bộ da đầu của bé đều xuất hiện các mảng bong tróc và có thể lây lan sang trán, cổ hoặc tai.

Bệnh vẩy nến da đầu không gây rụng tóc nhưng nó sẽ gây ngứa ngáy, nếu bé gãi mãnh thì sẽ gây rụng tóc tạm thời. tuy nhiên, tóc sẽ mọc lại sau khi điều trị khỏi bệnh.

Ở trẻ sơ sinh, bệnh vẩy nến da dầu rất dễ bị nhầm lẫn thành bệnh viêm da tiết bã, thường xuất hiện ở dạng vảy nhờn, màu vàng trên da đầu.

5 – Bệnh vẩy nến thể giọt

Bệnh vẩy nến thể giọt xuất hiện với các dạng tổn thương nhỏ li ti trên bề mặt da. đây là loại bệnh vẩy nến phổ biến thứ hai kể cả ở trẻ sơ sinh, trẻ em và người trưởng thành.

Bệnh vẩy nến thể giọt thường xuất hiện khi cơ thể bé bị nhiễm khuẩn hoặc bị xây xát trên da.

6 – Bệnh vẩy nến móng tay

Bệnh vẩy nến móng tay ảnh hưởng đến khu vực móng tay, móng chân. bệnh thường khiến móng tay đổi màu, mọc móng bất thường.

Bệnh vẩy nến móng tay làm thay đổi kết cấu của móng, khiến chúng dễ bị tách ra khỏi ngón tay. đối với các trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể khiến cho móng tay bị vỡ.

Chẩn đoán bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh

Cách duy nhất để chẩn đoán bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh là quan sát cẩn thận các tình trạng da. không giống như các bệnh phát ban khác, bệnh vẩy nến thường xuất hiện các mảng bám, vảy màu trắng, bạc hoặc đỏ.

Vẩy nến ở trẻ sơ sinh có thể tập trung ở đầu gối, mặt, da đầu, khuỷu tay và cổ. nếu bé bị phát ban kéo dài mặc cho bạn đã áp dụng các phương pháp khắc phục tại nhà, bạn nên đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để nhận được sự trợ giúp y tế.

Điều trị bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh

Bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh thường khó phát hiện và điều trị hơn ở người lớn. bởi vì một số loại Thu*c có thể gây ra tác dụng phụ không có lợi cho sự phát triển của bé. do đó, bạn cần cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa.

1- Sử dụng Thu*c

Có một vài loại Thu*c được đề nghị để điều trị bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh, bao gồm:

    Sử dụng steroid tại chỗ theo chỉ định của bác sĩ.

2 – Điều trị vẩy nến ở trẻ sơ sinh tại nhà

Nếu bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ thì bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị ngay tại nhà, bao gồm:

    Tránh nơi quá nóng hoặc quá lạnh.

Bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh cần được điều trị kịp lúc và có sự hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. trong một số trường hợp, bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh sẽ biến mất sau thời gian điều trị. tuy nhiên, ở một số bé bệnh có thể xấu đi và kéo dài đến tuổi trưởng thành.

Những thông tin trong bài viết này này mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán và chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/vay-nen-o-tre-so-sinh)

Tin cùng nội dung

  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY