Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Vết sẹo nhỏ xíu nhưng lại căng thẳng, mặc cảm về cơ thể mình

MangYTe - Dù chỉ là một nốt sẹo nhỏ xíu, hay một chiếc mụn nhỏ... cũng đã làm người bệnh căng thẳng, mặc cảm về những khiếm khuyết trên cơ thể mình. Các bác sĩ cho biết đây là một loại bệnh tâm thần.

Vết sẹo nhỏ xíu nhưng lại căng thẳng, mặc cảm về cơ thể mình - Ảnh 1.

Bệnh mặc cảm quá mức về khiếm khuyết trên cơ thể - ảnh: họa sĩ hải nam

Gần đây, anh h.t.t., 25 tuổi, ngụ ở tp.hcm, liên tục đến khám tại bệnh viện da liễu tp.hcm chỉ vì một vết sẹo nhỏ xíu trên mặt. anh kể với bác sĩ anh rất mặc cảm, lo lắng, thậm chí nhiều lúc thấy căng thẳng vì chiếc sẹo nhỏ này.

Một túi Thu*c thoa sẹo

Lúc đầu, bác sĩ khám không muốn ghi toa Thu*c cho anh nhưng thấy anh quá lo lắng nên cho Thu*c để trấn an anh. Bác sĩ đã kê cho anh một loại Thu*c bôi trên sẹo nhưng anh vẫn tiếp tục lo lắng.

Dù đã được bác sĩ da liễu giới thiệu sang Bệnh viện Tâm thần để khám, nhưng anh tự cho rằng "mình không có vấn đề gì về tâm thần" nên nhất quyết không đến Bệnh viện Tâm thần khám bệnh.

Anh tiếp tục tìm đến bệnh viện da liễu tp.hcm khám vẫn với nỗi lo về vết sẹo này. bác sĩ này vừa khám xong, anh lại tìm đến bác sĩ khác.

Nỗi lo của anh về vết sẹo nhỏ xíu đã ngày càng tăng dần. càng lo lắng anh càng đến bệnh viện khám nhiều hơn. anh khám nhiều đến mức các bác sĩ trong khoa thẩm mỹ da bệnh viện da liễu tp.hcm đều biết anh. anh có cả một cái túi để đựng các tuýp Thu*c bôi sẹo sau mỗi lần khám.

Tương tự, một bệnh nhân nữ chỉ bị mụn nhẹ, nhưng cô lại muốn nhảy lầu mỗi khi có một nốt mụn nổi lên. Cô cảm giác tự ti, không muốn đi làm, không muốn giao tiếp với ai chỉ vì những nốt mụn này. Mỗi ngày, cô mất hơn ba giờ để đi mua trái cây về ăn cho da đẹp.

Cô thường xuyên đến khám tại khoa thẩm mỹ da với than phiền về tình trạng mụn của mình. theo các bác sĩ, bệnh nhân có ý định tự sát là biểu hiện nặng của rối loạn mặc cảm ngoại hình. bác sĩ đã hướng dẫn bệnh nhân đi khám chuyên khoa tâm thần nhưng bệnh nhân vẫn nhất quyết không đồng ý.

Bệnh nhân sẽ Tu tu khi bệnh nặng

Ths trần vũ anh đào, khoa thẩm mỹ da bệnh viện da liễu tp.hcm, cho biết bệnh nhân bị rối loạn mặc cảm về ngoại hình thường có những triệu chứng như thường cảm thấy lo lắng quá mức với những khiếm khuyết không đáng kể trên cơ thể. lo lắng tới mất ăn mất ngủ, lúc nào cũng suy nghĩ về khiếm khuyết này.

Người bệnh lo đến mức không làm việc, không học tập được, ngại giao tiếp với bên ngoài. Ngoài ra, người bệnh còn có những hành vi lặp đi lặp lại, ví dụ như sẽ đi khám rất nhiều người để xác định tình trạng bệnh "nặng" của mình.

Người bệnh thường xuyên soi gương và so sánh với người khác về khiếm khuyết của mình, sau đó ngày càng mặc cảm.

Bác sĩ Anh Đào phân tích, những khiếm khuyết mà người bệnh lo lắng là những khiếm khuyết không đáng kể như một cái sẹo từ nhiều năm trước đó, còn nếu bệnh nhân bị mụn nhiều hay sạm da thì lo lắng là đúng. Và đó là tình trạng rối loạn lo âu.

Khi đi khám, bệnh nhân bày tỏ những khiếm khuyết trên da của họ trong khi với người bình thường sẽ thấy những khiếm khuyết này không có vấn đề gì.

Ví dụ, bệnh nhân chỉ cho bác sĩ xem cái sẹo rất nhỏ ở tay mà bác sĩ phải nhìn rất kỹ mới thấy có vết sẹo rất nhỏ. vết sẹo này không ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhưng bệnh nhân lại rất căng thẳng lo lắng.

Nhiều bệnh nhân chỉ có một cái mụn nhỏ xíu nhưng luôn cảm thấy không tự tin, không muốn đi làm, không muốn giao tiếp với ai. bệnh nhân dùng những miếng dán để che mụn khi ra ngoài. chỉ là một vết sẹo rất nhỏ, một cái mụn nhỏ nhưng người bệnh mất ba giờ mỗi ngày chỉ để soi gương.

Bác sĩ anh đào nhấn mạnh, bên cạnh những bệnh nhân có các vấn đề thẩm mỹ thật sự cần để giải quyết, một số lượng không nhỏ bệnh nhân lại tỏ ra buồn rầu và mặc cảm với những khuyết điểm không đáng kể về bề ngoài của mình. do đó, dù đã can thiệp thẩm mỹ, họ vẫn không thấy hài lòng với kết quả đạt được.

Vì ở những người này nỗi lo lắng về ngoại hình trở nên quá mức và bị cường điệu hóa. việc lo lắng quá mức với những khiếm khuyết nhỏ trên cơ thể là biểu hiện chính của tình trạng rối loạn mặc cảm ngoại hình (body dysmorphic disorder: bdd), được phân loại vào nhóm rối loạn tâm thần dạng thể chất.

Những trường hợp này nếu không đi khám điều trị về bệnh tâm thần, khi diễn tiến nặng hơn sẽ có ý định Tu tu, thậm chí Tu tu.

Đừng để căn bệnh trầm cảm "đánh cắp" cuộc sống của bạn

Cảm giác buồn phiền, mệt mỏi là phản ứng của cơ thể trong một giai đoạn khó khăn nào đó. thông thường theo thời gian, cảm giác đó sẽ qua đi.

THÙY DƯƠNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/vet-seo-nho-xiu-nhung-lai-cang-thang-mac-cam-ve-co-the-minh-20201210101448486.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Những thực phẩm chứa nguồn vitamin dồi dào này sẽ giúp bạn xóa tan mọi mệt mỏi và căng thẳng.
  • Rối loạn lo âu là một trong những rối loạn tâm thần, vì nguyên nhân chưa được biết rõ nên việc điều trị bệnh còn gặp nhiều khó khăn.
  • Nhóm các nhà khoa học ở Mỹ vừa công bố kết quả nghiên cứu nhận dạng dấu hiệu để phát hiện tâm thần ở trẻ em.
  • Tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt và trầm cảm tăng cao hơn sau 11-15 năm chấn thương đầu vì đây là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm trong phát triển thần kinh.
  • Em đi siêu âm thì được biết em bị sỏi thận phải 14mm.Em muốn hỏi thêm BS tán sỏi ngoài cơ thể có phải nằm viện điều trị không? Mức độ nguy hiểm và chi phí cho 1 ca tán sỏi là bao nhiêu? Em cám ơn BS! (Tran Yen)
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Ô-xy giúp cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY