Khoa học hôm nay

Vì sao muỗi “yêu” người?

Các nhà khoa học đã giải thích được muỗi đã nhận biết được “con mồi” của mình như thế nào. Thì ra, sự hấp dẫn của người và các loài chim chóc đối với loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết là do mùi của một loại andehit xác định.

Đó là kết luận của một công trình nghiên cứu đăng trên Tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.

Sự hấp dẫn của người và các loài chim chóc đối với loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết là do mùi của một loại andehit xác định. ảnh: internet.

Muỗi có tên khoa học culex pipiens quinquefasciatus phân biệt được rất giỏi những “con mồi” của mình trong số rất nhiều các động vật khác. trước đây, các nhà khoa học cho rằng loài côn trùng này nhạy cảm với nhiêt độ, độ ẩm và khí cacbonic thoát ra khi các loài động vật (kể cả người) thở ra. nhưng tính chọn lọc đối tượng của muỗi khiến người ta nghĩ rằng chúng nhận biết bằng những thành phần nào đó khác nữa.

các tác giả của công trình nghiên cứu tìm cách cô lập các đơn chất trong một hỗn hợp các chất làm nên mùi ở động vật và họ đã phân tích mùi của những người thuộc 16 chủng tốc khác nhau (bởi thực tế, muỗi còn chọn người theo chủng tộc để đốt nữa) cũng như mùi gà, vịt, bồ câu (vì máu của nhiều loại gia cầm cũng là thức ăn khoái khẩu của muỗi c. p. quinquefasciatus). trong mẫu phân tích mùi các đối tượng, họ đã phát hiện ra một chất chung, đó là một andehit tên hoá học là nonanal, một thành phần của các hương liệu.

để kiểm tra muỗi phản ứng như thế nào với nonanal, các nhà nghiên cứu đã bẫy muỗi vào trong một chiếc hộp đặc biệt có chứa nước đá khô (tức tuyết cacbonic) và thêm vào đó một chút nonanal. chỉ một nồng độ không đáng kể của chất này, số muỗi tự chui vào bẫy tăng gấp đôi so với đối chứng. phân tích phản ứng của thần kinh khứu giác, họ nhận thấy nonanal có tác dụng hoạt hoá rất rõ rệt các thụ quan tiếp nhận mùi của muỗi.

mùi có vai trò quan trọng trong cuộc sống của côn trùng. chính mùi cua hoa đã quyến rũ bướm và ong đến thụ phấn cho cây. ngoài ra, mùi đã giúp cho những chú kiến thợ không bị đánh lừa khi để lại ngôi báu cho một kẻ thừa kế duy nhất là kiến chúa (chỉ thực hiện chức năng đẻ liên tu bất tận) để duy trì một tổ kiến.

Theo B.C/Vietnamnet

Link bài gốc Lấy link

http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/2331/vi-sao-muoi--yeu--nguoi-.html

Theo B.C/Vietnamnet

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/vi-sao-muoi-yeu-nguoi/20210208033237142)

Chủ đề liên quan:

côn trùng động vật hút máu muỗi

Tin cùng nội dung

  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Côn trùng cắn để lại những vết thương nhỏ nhưng chúng có thể khiến bạn Tu vong nhanh chóng khi không xử lý kịp thời.
  • Mới đây, BVĐK tỉnh Bình Định tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Xuân Hồng (46 tuổi) bị côn trùng lạ bay vào tai trái. Tại đây, các bác sĩ đã nhanh chóng nội soi, gắp ra.
  • Nếu can thiệp đúng và sớm ngay sau khi bị côn trùng đốt sẽ hạn chế được những biến chứng xấu, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng do nọc độc côn trùng gây ra.
  • Nhỏ oxy già hoặc nước ấm ngay sau khi bị côn trùng chui vào tai có thể giúp lấy được chúng ra khỏi tai.
  • Một số vết cắn của côn trùng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu.
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY