Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Vì sao sau sinh bụng vẫn to như đang mang bầu?

Mẹ bỉm sửa bụng vẫn nguyên hình dáng như thời bầu bí khiến nhiều người vô cùng lo lắng và chán nản. Đây chính là cách tốt nhất cho mẹ bầu về sữa và lấy lại vóc dáng.

Tách cơ bụng là một trong những nguyên nhân khiến sau sinh bụng vẫn to như mang bầu

Tiến sĩ Zali Yager (Phó Giáo sư về Sức khỏe và Giáo dục Thể chất tại Đại học Victoria) cho biết, có rất nhiều áp lực đối với các bà mẹ mới sinh con trong việc giảm cân dù cho nhiều người đã nỗ lực không ngừng để làm điều đó.

Theo một nghiên cứu, những bà mẹ sau sinh cảm thấy họ như đang gặp phải thất bại lớn trong việc nuôi dạy con cái và giải quyết những mối lo trong cuộc sống nếu họ không thể quay trở về số cân nặng và vóc dáng như trước khi mang thai.

"Một năm sau khi sinh, phụ nữ phải trải qua cả những kỳ vọng cá nhân và ánh nhìn của xã hội để lấy lại vóc dáng như ý muốn.

Điều này cực kỳ khó đạt được. Ngoài ra cũng cần biết rằng, chu kỳ ăn kiêng và tăng cân cùng với sự không hài lòng ngày càng gia tăng có liên quan đến chứng trầm cảm".

Những người tham gia nghiên cứu của tiến sĩ zali yager còn chỉ ra rằng, những bà mẹ sau sinh đang cảm thấy như thể họ gặp thất bại lớn trong việc nuôi dạy con cái và giải quyết những mối lo trong cuộc sống nếu họ không thể quay trở về số cân nặng và vóc dáng như trước khi mang thai.

Theo Tiến sĩ Zali Yager, Diastasis recti (hay còn gọi là hiện tượng tách cơ bụng sau sinh) có khả năng làm trầm trọng thêm mối lo ngại về sự thay đổi cân nặng và vóc dáng trong thời kỳ hậu sản. Theo đó, những sự can thiệp không cần phẫu thuật có thể làm tốn thời gian và chi phí cao, đồng thời còn cần được thực hiện nhất quán và xuyên suốt trong thời gian dài.

Đồng thời, chuyên gia vật lý trị liệu sau sinh eva mak (công tác tại bệnh viện tư nhân mater) cũng cho biết, cơ thể phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều thay đổi khi mang thai.

Ảnh mimh họa.

Bà Mak lý giải, tốc độ giảm kích thước vòng bụng của phụ nữ sau khi sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố: "Di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống, chưa kể không chắc các bà mẹ này có thể kết hợp hoạt động thể chất vào cuộc sống bận rộn của mình hay không".

Trung bình có khoảng 50% phụ nữ gặp phải tình trạng giãn cơ, đồng thời các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cũng có tới 33% phụ nữ gặp phải tình trạng cơ bụng bị tách, căng phồng vào tam cá nguyệt thứ 2.

"các biểu hiện của tình trạng tách cơ bụng thường dễ nhận thấy nhất ngay sau khi sinh bao gồm đau lưng dưới, táo bón, đầy hơi, yếu bụng khi cơ bụng bị căng hoặc co thắt, đau vùng chậu,… tách cơ bụng sau sinh phổ biến hơn ở những phụ nữ trên 35 tuổi, sinh con nhẹ cân hoăc đa thai".

Đồng thời các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự xuất hiện và tình trạng tách cơ bụng sau sinh cũng diễn tiến nặng hơn ở những phụ nữ mang thai mà không tập thể dục.

Có một số lựa chọn điều trị bao gồm: mặc áo nịt bụng sau sinh hoặc áo nịt ngực trong vài tuần đầu sau khi sinh để hỗ trợ kéo các phần cơ bụng bị tách rời lại với nhau, hỗ trợ vật lý trị liệu hoặc tập các bài tập có mục tiêu thu hẹp khoảng cách giữa các cơ bụng, phẫu thuật,…

Mẹ bầu sau sinh nên ăn gì để nhiều sữa?

Bên cạnh đó omega – 3 là 1 nhóm axit béo rất cần thiết, trong đó 3 dạng chính là fda, dha và ala. do đó để có nhiều sữa sau sinh các mẹ nên ăn các loại thực phẩm sau:

Cá: nguồn omega 3 có trong cá khá dồi dào, nhất là ở các loại cá chim, cá mòi, cá thu, cá hồi, cá ngừ,… Nhiều mẹ bầu kiêng không ăn cá, đây là một trong những thiệt thòi cho cả mẹ và bé. Nếu cá biển không tốt các mẹ hãy ăn cá đồng.

Nếu trong trường hợp không có điều kiện để bổ sung các thực phẩm giàu omega-3, các mẹ có thể uống viên dầu cá. Tuy nhiên viên dầu cá không cung cấp được nhiều vitamin và chất dinh dưỡng khác có trong cá.

Các loại hạt: Hạt hạnh nhân, hạt chia, hạt bí ngô, quả óc chó, hồ đào…

Các loại dầu: dầu hạt cải, dầu đậu nành, dầu hạt lanh, bơ thực vật,..

Các loại rau có màu xanh đậm: bắp cải bruxen, rau chân vịt, bông cải, bí đỏ, đu đủ,…

Các thực phẩm khác: Trứng, trứng cá Caviar, đậu nành, đậu Hà Lan,

Ngoài những loại thực phẩm này các mẹ cũng đừng bỏ quên những món ăn “truyền thống” giúp mẹ có nhiều sữa như sữa nóng, thịt bò nạc, đu đủ xanh, rau ngót, rau thì là, cà chua.

Đặc biệt, trong thời gian cho con bú, để đảm bảo nguồn năng lượng trong cơ thể và lượng sữa tiết ra đều đặn, các mẹ cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Các mẹ có thể uống bất cứ lúc nào mình muốn và không nên đợi đến khi cơ thể khát khô thì mới uống vì khi đó mẹ bầu đã bị mất nước. Để kiểm tra xem cơ thể mình đã nạp đầy đủ nước chưa các mẹ hãy căn cứ vào màu nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu vàng đậm đồng nghĩa với việc cơ thể mẹ đang bị thiếu nước trầm trọng. Để bổ sung nước cho cơ thể, ngoài nước lọc các mẹ có thể dùng thêm nước trái cây hoặc sinh tố. Lưu ý, các mẹ nên hạn chế sử dụng các đồ uống chứa cafein như cà phê hoặc trà. Nếu trong sữa mẹ có lẫn cafein có thể làm em bé trở nên cáu kỉnh, dễ kích động và bị khó ngủ.

Theo Khỏe & Đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/vi-sao-sau-sinh-bung-van-to-nhu-dang-mang-bau-d300701.html

Theo Khỏe & Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/vi-sao-sau-sinh-bung-van-to-nhu-dang-mang-bau/20210117120835654)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Rối loạn tâm thần thời kỳ mang thai và sau sinh là một quá trình biến đổi S*nh l*, sinh hóa phức tạp diễn ra với các mức độ khác nhau làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ và đến sự phát triển thể chất cũng như tâm thần của đứa trẻ khi sinh.
  • Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh.
  • Sau khi sinh con, rất nhiều bà mẹ phải đối mặt với tình trạng rụng tóc. Điều này có nguy hiểm? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và khắc phục tình trạng này.
  • Sau khi sinh, tình trạng kinh nguyệt trở lại bình thường phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố mẹ có cho con bú hay không. Ở những người phụ nữ không cho con bú, khoảng 40% phụ nữ lần có kinh đầu tiên xảy ra vào 6 tuần sau sinh và khoảng 90% phụ nữ có kinh lại từ 24 tuần sau sinh.
  • Sản phụ sau sinh cơ thể thường rất yếu do mất quá nhiều sức, mất máu khi sinh, cơ thể thay đổi về lượng hoocmon và khí huyết, thường dẫn đến tình trạng người mệt mỏi, kém ăn, đau nhức,
  • Các nhà khoa học hiện nay tin rằng, các triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh có thể phát triển trong khi một phụ nữ vẫn đang trong giai đoạn mang thai.
  • Trầm cảm nếu không được điều trị có thể phá hủy mối quan hệ mẹ - con, tai hại hơn nữa, nếu nặng người mẹ sẽ có nhận thức không đúng về con, phát sinh những ý nghĩ tiêu cực.
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Cuối cùng điều bạn mong đợi, hồi hộp cũng đã đến, con bạn đã chào đời. Tuy nhiên, bạn gần như đã kiệt sức, không thoải mái, tâm trạng rối bời với nhiều cảm xúc đan xen, và bạn tự hỏi liệu bao lâu nữa bạn có thể mặc quần jean vừa vặn như trước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY