Bài thuốc dân gian hôm nay

Vị Thuốc hay từ rết

Con rết được đông y sử dụng làm Thuốc với tên gọi là ngô công từ rất lâu, đã được ghi đầu tiên trong sách bản kinh.
Con rết được đông y sử dụng làm Thuốc với tên gọi là ngô công từ rất lâu, đã được ghi đầu tiên trong sách bản kinh. Rết còn gọi với nhiều tên khác như: Thiên long, Bạch túc trùng, bạch cước, có tên khoa học là scolopendra subspinipes mutilans L.koch; tiếng Anh gọi rết là centipede. Là loài sống hoang trên mái nhà, dưới gầm tảng đá, hay các khúc gỗ mục nát...

Rết trong Đông y

Đông y cho rằng vị Thuốc từ rết có vị cay, tính ấm, có độc và đi vào kinh Can. Theo các y thư cổ như sách Bản kinh nói vị cay, tính ôn. Danh Y biệt lục nói có độc. Ngọc thư dược giải nói vị cay hơi ôn. Bản thảo cương mục nói nhập quyết âm kinh. Y lâm soạn yếu thâm nguyên nói nhập can, tâm.

Người ta cũng đã phân tích thành phần của con rết, thấy chủ yếu là toàn thân nó có 2 nọc độc như nọc độc của ong giống chất histamine và chất protide tán huyết. Ngoài ra còn deltahydroxylysine taurin, acide amine, dầu mỡ và cholesterol.

Cũng theo Đông y, tác dụng dược lý của ngô công là tức phong chỉ kinh (chống co giật), giải độc, tán kết, thông lạc, chỉ thống (cầm đau). Chủ trị các chứng kinh phong cấp hay mạn, phong đòn gánh, trúng phong, động kinh, sang độc, loa lịch ác sang, rắn độc cắn, đau đầu khó khỏi, phong thấp tý thống... Trong y thư cổ như sách Bản kinh nói chủ trị các chứng độc do rắn cắn, trùng, cá. Danh y biệt lục nói trị tâm phúc hàn nhiệt kết tụ, trụy thai, khử ác huyết. Bản thảo cương mục nói trị trẻ em co giật, tề phong, cấm khẩu, đơn độc, loa lịch, trĩ lậu, rắn cắn.

Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu dược lý của ngô công, thấy có tác dụng chống co giật, thể hiện trên thực nghiệm ở chuột dùng ngô công và toàn yết (bò cạp) 2 thứ lượng như nhau, có tác dụng chống co giật do strychnine. Song lại có khả năng ức chế ở mức độ khác nhau đối với trực khuẩn lao và nấm ngoài da. Đặc biệt, Thuốc có khả năng kháng hoạt tính ung thư. Có tác dụng tiêu sưng, tiêu độc.

Các phương Thuốc thường dùng

Trị trẻ quấy khóc, chân tay co giật: dùng ngô công, toàn yết và chu sa 3 thứ lượng bằng nhau, tán bột mịn trộn đều. Mỗi lần uống 0,5 - 1,5g chiêu với nước ấm.

Trị uốn ván: dùng phương ngô công tán, gồm ngô công, chế nam tinh, phòng phong, bong bóng cá, các vị có lượng bằng nhau tán bột mịn, trộn đều, mỗi lần uống 2 - 4g chiêu với rượu. Hoặc dùng khương hoạt 10g, xuyên khung 10g, đại hoàng 10g, bán hạ 10g, phòng phong 10g, chế xuyên ô 10g, cương tằm 10g, chế nam tinh 10g, bạch chỉ 10g, ngô công 3 con, xác ve 10g, bạch phụ tử 12g, toàn yết 10g, thiên ma 10g, cam thảo 10g. Cho nước vào sắc mỗi thang làm 3 lần, lấy mỗi lần 1 bát (3 lần 3 bát ứng với 600ml). Ngoài ra lấy hổ phách 3g, chu sa 3g, tán bột mịn chia 3 phần. Uống 3 lần trong ngày. Mỗi lần uống 200ml nước Thuốc sắc cùng một phần Thuốc bột này. Cách 6 - 8 giờ lại uống 1 lần.

Trị liệt thần kinh mặt: ngô công 1- 2 con (ứng với 1 - 2g rết khô), cam thảo 3g, tán bột mịn, trộn đều uống với nước sôi để nguội.

Trị liệt thần kinh mặt, đau nhức tê thấp, trẻ em cấm khẩu không bú được: lấy rết (bỏ đầu, chân), tán bột mịn, trộn với lượng bột cam thảo bằng với bột rết hồ làm viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 0,5g chiêu với nước lọc.

Trị mụn nhọt: dùng rượu rết (lấy con rết ngâm vào rượu cồn 900 để ít nhất 1 tuần hãy dùng). Dùng bông thấm vào rượu rết, bôi vào nơi mụn nhọt, ngày 2 - 3 lần.

Trị rắn cắn, mụn, chốc lở đầu ở trẻ em: dùng dầu rết, lấy rết sống (8 phần) và 2 phần muối cho vào dầu vừng (mè) ngâm trong 2 tuần là sử dụng. Lấy dầu này bôi vào vết rắn cắn băng lại, bôi nơi mụn nhọt, chốc lở đầu.

Trị vết sưng tấy: lấy ngô công 2 con còn sống ngâm trong 500ml cồn 750, gia hồng hoa trong 7 ngày, lấy bôi vào vết sưng tấy có hiệu nghiệm.

Trị lao khớp: dùng phương kết hạch tán gồm ngô công 6g, toàn yết 9g, thổ miết (yếm ba ba) 9g, tất cả tán bột mịn, mỗi lần lấy 3g chưng với trứng gà để uống.

Trị ung thư gan sưng đau: lấy ngô công tán bột mịn, mỗi lần lấy 1,5 - 3g chưng với trứng gà mà uống. Ngày uống 1 - 2 lần.

Trị ung thư dạ dày, thực quản: lấy ngô công 20 con, hồng hoa 6g, rượu trắng 600 nửa lít (500ml), cho tất cả vào ngâm sau 26 ngày mới sử dụng. Mỗi lần uống cứ 6 phần rượu Thuốc hòa vào 4 phần nước sôi để nguội mà uống. Ngày 1 - 2 lần.

Những điều cần lưu ý

Liều uống trung bình mỗi lần cho dạng Thuốc bột là 0,6 - 1g, mỗi ngày uống 1 - 3g. Thuốc ngô công tuy có tác dụng chống co giật và giảm đau mạnh, nhưng độc mạnh, do vậy, nếu dùng trong thường thay bằng toàn yết, còn ngô công chỉ sử dụng trị bên ngoài.

Thuốc gây tán huyết, choáng dị ứng, với lượng nhỏ gây hưng phấn cơ tim, lượng lớn gây liệt cơ tim, ức chế trung khu hô hấp.

Triệu chứng nhiễm độc biểu hiện nôn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, mỏi toàn thân, mạch chậm, hồi hộp, khó thở, thân nhiệt hạ, huyết áp tụt, hôn mê...

Nếu xảy ra nhiễm độc cần sử dụng phương pháp giải độc:

- Lấy phượng vĩ thảo 100g, kim ngân hoa 100g, cam thảo 20g, sắc uống ngày 2 thang, mỗi thang chia 2 lần, cách nhau 4 giờ 1 lần uống.

- Nếu mạch chậm khó thở: dùng nhân sâm 10g, phụ tử 10g, ngũ vị tử

10g, cam thảo 10g. Sắc uống mỗi thang chia 2 lần, cách nhau 4 giờ uống 1 lần, cần uống 2 thang trong ngày.

- Nếu có hiện tượng dị ứng cần sử dụng Thuốc kháng histamine, Thuốc an thần, nặng dùng hydrocortisone...

BS. Hoàng Xuân Đại

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-vi-thuoc-hay-tu-ret-18060.html)

Tin cùng nội dung

  • Dùng rượu làm phụ liệu có ý nghĩa tăng tính ấm cho vị Thuốc, làm cho khí vị của Thuốc đi lên trên thượng tiêu.
  • Tết đến, các gia đình thường mua hoa để trưng bày trong nhà. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, bên cạnh vẻ đẹp, các loại hoa Tết như đào, hoa hồng, cúc vạn thọ, hoa mào gà… còn là những vị Thuốc quý.
  • Các loại rau thơm không chỉ làm cho các món ăn thêm hấp dẫn, mà còn góp phần không nhỏ trong việc phòng và chữa bệnh.
  • Đan sâm cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa xơ vữa, tiêu cục máu đông – vị Thuốc không thể thiếu trong Đông y để trị bệnh tim mạch
  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Cây qua lâu (trichosanthes kirilowi maxim.) thuộc họ bí (cucurbitaceae), có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc, dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.
  • Các dược liệu này sau khi ngâm tẩm bằng rượu, có thể sử dụng độc vị, hoặc phối hợp với các vị Thuốc hình thành bài Thuốc ngâm rượu, hoặc sắc uống có tác dụng bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược về khí huyết, ngũ tạng hư suy, giúp cân bằng âm dương phòng và chữa bệnh rất tốt, hiệu quả góp phần cải thiện sức khỏe.
  • Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch.
  • Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm Thuốc.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY