Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Viêm da cơ địa nên kiêng gì trong ăn uống, sinh hoạt?

Bệnh nhân viêm da cơ địa nên kiêng ăn thức ăn nhiều chất béo, thức ăn giàu tinh bột, thức ăn chứa đường ngọt,... Người bệnh cần tránh gãi ngứa, bụi bẩn,....

khi bị viêm da cơ địa, người bệnh nên kiêng ăn các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột, chất béo, giàu đường, các chế phẩm từ sữa,… người bệnh nên ăn các loại thức ăn lành tính như rau xanh, cá nước lạnh, ngũ cốc nguyên hạt,… bên cạnh đó, trong chế độ sinh hoạt, người bệnh cũng cần duy trì một lối sống lành mạnh, tránh dùng bia rượu, tiếp xúc với lông vật nuôi,…

Tổng quan về chứng viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là căn bệnh da liễu phổ biến. biểu hiện của căn bệnh này đó là da xuất hiện những hồng ban có kích thước rộng. tại vị trí xuất hiện hồng ban, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khô rát.

Thông thường, bệnh viêm da cơ địa thường hình thành từ độ tuổi ấu thơ. nguyên nhân gây bệnh là do di truyền (người bệnh mang những mã sinh học gây bệnh từ thế hệ đi trước). đây là căn bệnh bẩm sinh, tự hình thành, không phải do môi trường sống gây nên. bệnh nhân viêm da cơ địa còn có thể sống chung với một số bệnh lý khác như hen suyễn, viêm mũi dị ứng,…

Những tác nhân khiến cho bệnh viêm da dị ứng trở nên nặng hơn hoặc tái phát đó là:

    Các chất thải của loài rệp nhà, len dạ, độc tố của tụ cầu trùng vàng;

Thói quen gãi ngứa của người bệnh cũng có thể khiến cho bệnh viêm da cơ địa diễn biến nghiêm trọng hơn. khi người bệnh gãi ngứa nhiều, da sẽ trở nên dày hơn, có thể bị tổn thương, dẫn đến tình trạng bị nhiễm trùng.

Vị trí xuất hiện của bệnh viêm da cơ địa thường là: mu bàn chân, mu bàn tay, mi mắt, trán, cổ tay, mặt,… nhiều trường hợp bệnh nhân xuất hiện hồng ban khô ngứa ở toàn thân.

Khi bị mắc bệnh viêm da dị ứng, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ dẫn, liệu trình điều trị của bác sĩ. tại nhà, người bệnh cần ăn uống khoa học, duy trì nếp sinh hoạt lành mạnh.

Viêm da cơ địa nên kiêng gì?

1. Chế độ ăn uống

Trong ăn uống, người bệnh viêm da dị ứng cần chú ý kiêng kỵ một số loại thực phẩm nguy hại, có thể khiến cho bệnh diễn biến nặng hơn hoặc dễ tái phát.

Bệnh nhân viêm da dị ứng nên kiêng các loại thực phẩm sau:

Các loại chế phẩm từ sữa

Mặc dù sữa cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin, nhất là vitamin d, nhưng người viêm da dị ứng không nên tiêu thụ sữa và các chế phẩm từ sữa. các chất béo trong sữa sẽ kích thích viêm da cơ địa tái phát và khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Các chế phẩm khác từ sữa như: bơ, kem, pho-mat,… là những thứ người bệnh viêm da cơ địa không nên dùng.

Thức ăn nhiều chất béo

Các món ăn chế biến có nhiều dầu mỡ chính là khắc tinh của người bệnh viêm da cơ địa. các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp thường chứa nhiều chất béo, chất bảo quản, khiến cho tình trạng bệnh viêm da cơ địa trở nên nặng nề hơn.

Người bệnh cũng cần tránh ăn các loại thịt chứa nhiều mỡ béo như thịt cừu, thịt bò, xúc xích,… Chúng chứa nhiều chất béo bão hòa kích thích viêm sưng và làm cho histamine trong cơ thể tăng lên, gây ngứa ngáy.

Thức ăn chứa nhiều đường

Đường ngọt cung cấp cho con người năng lượng, vị ngọt của đường luôn khiến mọi người cảm thấy dễ chịu. tuy nhiên, đường là một tác nhân khiến cho bệnh viêm da cơ địa trở nên nặng nề hơn.

Để hạn chế tình trạng viêm da cơ địa tái phát hoặc trở nặng, người bệnh cần kiêng ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường như: kẹo ngọt, kem, nước ngọt có đường, siro,…

Thực phẩm chứa nhiều tinh bột

Tinh bột là loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể. tuy nhiên, tiêu thụ tinh bột quá nhiều cũng khiến cho tình trạng viêm da dị ứng trở nên nặng nề hơn.

Người bệnh viêm da dị ứng cần kiêng ăn các loại thức ăn, món ăn chứa nhiều tinh bột như: bánh mì trắng, mì ống, ngũ cốc,… để giúp cải thiện tình trạng bệnh. bên cạnh đó, các loại thức ăn giàu tinh bột còn gây ra những khó khăn trong quá trình tiêu hóa, khiến người dùng dễ bị nặng bụng, khó tiêu, đầy hơi.

2. Chế độ sinh hoạt

Trong sinh hoạt thường ngày, người bệnh viêm da cơ địa không nên thực hiện những điều sau:

    Không tiêu thụ bia rượu, Thu*c lá và các loại chất kích thích khác;

Bệnh nhân viêm da cơ địa nên làm gì?

Trong chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng thường ngày, người bệnh viêm da cơ địa nên có một lối sinh hoạt lành mạnh, chăm sóc cơ thể đúng cách để bệnh không bị tái phát.

Vậy, bệnh nhân viêm da cơ địa nên ăn gì? – đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. theo các chuyên gia sức khỏe, người bệnh nên tiêu thụ các loại thực phẩm lành tính như:

    Trái cây tươi: Táo, dâu tây, cherry, lê, mận, đào, hồng,…;

Bên cạnh đó, người bệnh viêm da dị ứng cần giữ tinh thần lạc quan, bảo vệ da trước nắng, gió và bụi bẩn. người bệnh nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ chăn nệm, màn cửa để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn. người bệnh cũng cần tắm gội hàng ngày, sử dụng loại xà phòng hoặc sữa tắm an toàn với da.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-da-co-dia-nen-kieng-gi)

Tin cùng nội dung

  • Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt, chủ yếu ở bàn tay, bàn chân. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân. Nhưng nghiên cứu cho thấy, người có cơ địa dị ứng, có sang chấn thần kinh dễ nhạy cảm với các dị nguyên: hóa chất, cao su, xà phòng, nước hoa, một số chất trong mỹ phẩm, đồ ăn, thức uống hoặc thay đổi khí hậu, vân vân.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY