Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Viêm nang lông ở nách – Nguyên nhân và cách trị

Bệnh viêm nang lông ở nách mặc dù không nguy hiểm nhưng cần chú ý điều trị để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng phát triển và lan rộng...

viêm nang lông là rối loạn da rất phổ biến có thể kích hoạt tại bất cứ vùng da nào có lỗ chân lông, trong đó có vùng nách. bệnh viêm nang lông ở nách dù không gây nguy hiểm nhưng cần sớm điều trị để tránh trường hợp da bị tổn thương nghiêm trọng. khi bệnh nhẹ có thể điều trị tại nhà nhưng nếu tình trạng viêm phát triển thì có thể cần can thiệp điều trị y tế.

Nguyên nhân gây viêm nang lông ở nách

Có rất nhiều nguyên nhân khiến tình trạng viêm nang lông xuất hiện ở vùng nách. trong đó những vấn đề dưới đây được cho là yếu tố chính kích hoạt:

1. Nhiễm khuẩn và nhiễm nấm

Tuyến mồ hôi thường có xu hướng hoạt động mạnh hơn ở vùng nách. Điều này khiến cho bã nhờn tích tụ và gây bít tắc lỗ chân lông. Đồng thời sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các loaị vi khuẩn, vi nấm sinh sôi.

Tụ cầu vàng là nhóm vi khuẩn có thể gây viêm nang lông phổ biến nhất. tác nhân gây bệnh này thường xâm nhập thông qua các vết trầy xước ở nách khi gãi hay có va chạm.

Còn trong các loại vi nấm thì nấm candida thường là thủ phạm chính ký sinh và khiến các lỗ nang lông dưới cánh tay bị viêm nhiễm.

2. Vệ sinh cá nhân kém

Chính vì vùng nách tiết bã nhờn nhiều và dễ đổ mồ hôi nên cần phải chú ý vệ sinh sạch sẽ. việc ít tắm rửa hay vệ sinh vùng nách không đúng cách cũng tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại phát triển và gây viêm nang lông.

Ngoài ra, việc lạm dụng các sản phẩm khử mùi cũng được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh. bởi các thành phần tạo mùi hương trong sản phẩm khử mùi có thể khiến cho nang lông ở vùng nách bị kích ứng và gây viêm.

3. Cạo nhổ lông nách sai cách

Tình trạng viêm nang lông ở vùng mặt thường do cạo râu hay cạo lông mặt thường xuyên. còn nếu bệnh kích hoạt ở vùng nách thì thủ phạm cũng có thể là cạo nhổ lông nách sai cách.

Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho bệnh có xu hướng xuất hiện nhiều hơn ở phụ nữ hơn là đàn ông. việc dùng nhíp nhổ hay sử dụng dao cạo lông nách sẽ khiến cho nang lông bị suy yếu dần. từ đó tạo cơ hội cho các tác nhân gây hại tấn công và kích hoạt tình trạng nhiễm trùng.

4. Thời tiết và cơ địa

Thời tiết cũng là một trong những yếu tố được cho liên quan trực tiếp đến sự kích hoạt của bệnh viêm nang lông ở nách. đặc biệt là thời tiết nóng nực sẽ khiến cho mồ hôi ở nách tiết ra nhiều hơn. chính điều này sẽ làm nguy cơ mắc bệnh tăng lên.

Ngoài thời tiết thì cơ địa cũng chính là một yếu tố nguyên nhân mà bạn cần lưu ý. bệnh viêm nang lông ở nách thường có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn ở những người có hệ miễn dịch suy yếu.

5. Các yếu tố nguy cơ khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên thì một số vấn đề sau cũng có thể khiến cho bệnh viêm nang lông dễ kích hoạt hơn ở vùng nách:

    Tiền sử mắc bệnh viêm da ở vùng nách hay trước đó đã từng bị bệnh viêm nang lông.

Dấu hiệu nhận biết và những câu hỏi thường gặp

Để có thể sớm phát hiện cũng như chủ động hơn trong điều trị, bạn cần nắm được triệu chứng cũng như một số vấn đề cần biết về bệnh viêm nang lông ở nách. cụ thể như:

1. Triệu chứng

Khi mắc bệnh, bạn có thể sẽ gặp phải một số triệu chứng sau đây:

    Vùng da dưới nách sẽ có dấu hiệu nổi các nổi sần hay mẩn đỏ, đôi khi còn sưng tấy lên, có mùi.

Nếu gặp phải các dấu hiệu trên, bạn nên chú ý theo dõi và tìm hiểu nguyên nhân. Đồng thời nên thăm khám để tránh các vấn đề không mong muốn phát sinh.

2. Viêm nang lông ở nách có nguy hiểm không?

Tình trạng viêm nang lông ở vùng nách được nhận định là không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý người bệnh, nhất là chị em phụ nữ. ngoài ra, nếu không sớm can thiệp thì các vấn đề nghiêm trọng hơn cũng sẽ rất dễ phát sinh.

Đặc biệt, nhiễm trùng có thể tiến triển và lan nhanh ra cả những vùng da khỏe mạnh xung quanh. Nhiều trường hợp người bệnh còn có thể lở loét da, bội nhiễm, để loại nhiều sẹo dưới nách sau điều trị.

3. Làm sao để chẩn đoán viêm nang lông ở nách?

Bệnh viêm nang lông ở nách có thể được chẩn đoán khi quan sát bằng mắt thường. bác sĩ có thể sẽ đặt ra một số câu hỏi về triệu chứng hay tiền sử bệnh lý của người bệnh.

Thông thường, việc thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu là không cần thiết. tuy nhiên, nếu đây là trường hợp bệnh tái phát thì bác sĩ cũng có thể lấy một mẫu da ở vùng nách để đem đi sinh thiết. điều này sẽ giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có cách can thiệp phù hợp.

Cách điều trị khi bị viêm nang lông ở nách

Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà sẽ có cách xử lý phù hợp. khi bệnh mới kích hoạt và các triệu chứng còn biểu hiện nhẹ thì các biện pháp tại nhà có thể đáp ứng. tuy nhiên nếu các phản ứng viêm diễn tiến nặng, triệu chứng trở nên nghiêm trọng thì người bệnh cần can thiệp điều trị y tế kịp thời.

1. Các biện pháp điều trị viêm nang lông ở nách tại nhà

So với da mặt thì việc điều trị viêm nang lông tại vùng nách có phần đơn giản ơn, do đây không phải là vùng da quá nhạy cảm. một số mẹo sau đây có thể hỗ trợ khắc phục triệu chứng và đẩy lùi bệnh:

Sử dụng nước muối:

Muối là nguồn nguyên liệu có đặc tính kháng khuẩn cũng như chống viêm rất tốt. Chính vì thế mà bạn hoàn toàn có thể sử dụng khi các lỗ chân lông ở vùng nách đang bị các phản ứng viêm tấn công.

    Dùng 1 thìa cà phê muối hòa tan trong khoảng 200ml nước ấm.

Sử dụng nha đam:

Các thành phần dưỡng chất có trong nha đam có tác dụng rất tốt trong việc hàn gắn những tổn thương trên da. Đặc biệt là axit salicylic và magnesium lactate có thể làm giảm sưng tấy và giảm ngứa trên da. Ngoài ra, nha đam còn có thể hỗ trợ thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào da mới.

    Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi đem đi rửa sạch và loại bỏ phần vỏ.

Chườm ấm:

Cách này rất đơn giản nhưng lại có tác dụng rất tốt trong việc khắc phục các triệu chứng của bệnh viêm nang lông ở nách. hơi nước ấm sẽ có thể làm giãn nở các nang lông, thúc đẩy sự thoát nước và làm giảm sưng đau.

    Cần dùng 1 chiếc khăn mềm để nhúng vào nước ấm và vắt cho bớt nước.

Các biện pháp điều trị tại nhà mặc dù có thể giúp làm giảm triệu chứng và khắc phục bệnh nhưng khi các phản ứng viêm diễn tiến nặng thì tuyệt đối không nên áp dụng.

2. Dùng Thu*c Tây chữa viêm nang lông ở nách

Trong nhiều trường hợp, các biện pháp điều trị tại nhà không thể nào đáp ứng được triệu chứng của bệnh. Lúc này, bạn cần thăm khám để được bác sĩ kê toa Thu*c phù hợp.

Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh cùng biểu hiện triệu chứng để chỉ định Thu*c. Thu*c được dùng có thể là Thu*c giảm đau, kháng viêm, kháng sinh bôi tại chỗ hay kháng sinh đường uống…

    Kem hydrocortisone: Dùng để bôi ngoài da với tác dụng làm giảm ngứa cũng như ức chế sự phát triển của các phản ứng viêm.
  • Thu*c kháng nấm: Được dùng trong trường hợp tình trạng viêm nang lông dưới cánh tay là do nhiễm vi nấm.
  • Thu*c kháng sinh tại chỗ: Dùng trong trường hợp nhiễm trùng là do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, lúc này các triệu chứng còn nhẹ, kháng sinh tại chỗ có thể là Thu*c dạng kem hoặc gel bôi.
  • Thu*c kháng sinh đường uống: Được chỉ định khi nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra trở nặng hay là trường hợp bệnh tái phát. Nếu người bệnh không còn đáp ứng được với Thu*c uống thì bác sĩ có thể chỉ định Thu*c tiêm.
  • Thu*c kháng viêm: Có thể là kem steroid hay Thu*c đường uống. Các loại Thu*c kháng viêm được chỉ định phối hợp để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh được nhanh chóng hơn.

Tất cả các loại Thu*c nêu trên cần phải được sử dụng đúng theo chỉ định từ bác sĩ. Dùng Thu*c đúng liều lượng và tần suất sẽ ức chế và đẩy lùi bệnh được hiệu quả hơn.

3. Một số giải pháp khác

Ngoài việc điều trị tại nhà và sử dụng Thu*c thì trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định một số cách can thiệp khác để phù hợp với diễn tiễn của bệnh. Có thể là yêu cầu người bệnh thực hiện tiểu phẫu hay triệt lông nách bằng tia laser.

    Tiểu phẫu: Sẽ được chỉ định khi bệnh gây ra biến chứng nổi mụn nhọt có kích thước lớn ở vùng nách. Bác sĩ sẽ sử dụng dao y tế rạch 1 đường nhỏ ngay trên nốt mụn và dẫn lưu mủ ra ngoài. Để bảo vệ tổn thương khỏi va chạm và nhiễm trùng, bác sĩ sẽ đắp 1 miếng băng gạc vô trùng ở bên ngoài nốt mụn.
  • Triệt lông nách bằng tia Laser: Liệu pháp này có tác dụng làm sạch nhiễm trùng, đồng thời loại bỏ nang lông ở nách vĩnh viễn. Từ đó ngăn ngừa bệnh viêm nang lông tái phát trở lại. Cần cân nhắc kỹ lưỡng bởi chiếu Laser vừa tốn kém và trong nhiều trường hợp còn gây phồng rộp da hay để lại sẹo thâm.

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa

Bệnh viêm nang lông ở nách mặc dù không khó điều trị nhưng lại có nguy cơ tái phát rất cao. người bệnh cần chú ý đến một số khuyến cáo sau đây để hỗ trợ tốt hơn cho việc điều trị, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh:

    Vệ sinh vùng da bị tổn thương sạch sẽ: Có thể dùng xà phòng kháng khuẩn để rửa vùng nách với tần suất 2 lần/ngày. Sau khi rửa cần dùng khăn mềm sạch để thấm cho khô.

Bệnh viêm nang lông ở nách sẽ được đẩy lùi nhanh chóng nếu bạn sớm phát hiện và can thiệp đúng cách. tốt nhất khi nhận thấy triệu chứng bất thường hãy chủ động thăm khám để được bác sĩ hỗ trợ. chủ quan có thể khiến bệnh tình trở nặng làm tổn thương da nghiêm trọng thêm.

Có thể bạn quan tâm:

    Cách trị viêm nang lông tại nhà dứt điểm – cực dễ làm

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-nang-long-o-nach)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY