Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Viêm thanh quản ở trẻ và những điều mà phụ huynh nên biết

Viêm thanh quản ở trẻ có thể dẫn đến hiện tượng hẹp đường thở, co thắt khí quản. Nếu không được phát hiện kịp thời, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng...

viêm thanh quản ở trẻ là hiện tượng thường gặp nhất vào mùa đông hoặc những ngày thời tiết thay đổi thất thường. các triệu chứng viêm thanh quản ở trẻ nhỏ rất dễ để lại biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách.

1. Viêm thanh quản ở trẻ là gì?

Viêm thanh quản ở trẻ em là một dạng nhiễm trùng dây thanh âm (hoặc thanh quản) và cổ họng. nguyên nhân chính bắt nguồn từ các virus từ bên ngoài môi trường hoặc do cổ họng hoạt động quá mức. theo các tài liệu giải phẫu y khoa, bên trong thanh quản bao gồm các dây thanh – đây chính là 2 nếp gấp của màng nhầy bao phủ cơ và sụn. vị trí thanh quản ở trẻ em bắt đầu từ vị trí đốt sống c2–c3.

Thông thường, dây thanh quản sẽ đi theo quy trình đóng mở, chuyển động (tạo rung), sau đó sẽ tạo ra âm thanh. khi chịu sự tác động quá mức hoặc bị virus tấn công, dây thanh quản sẽ bị sưng viêm đồng thời âm thanh phát ra cũng bị biến dạng hoàn toàn. trẻ bị viêm thanh quản thường có giọng nói khàn, khó nghe hoặc thậm chí là nói không ra tiếng. bệnh gây viêm nắp thanh quản, co thắt thanh quản và nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến hẹp đường thở, khó thở, đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được điều trị kịp thời.

Viêm thanh quản ở trẻ em cũng tương tự như người lớn và được chia thành 2 loại khác nhau đó là:

    Viêm thanh quản cấp tính: Thời gian bệnh phát và dứt điểm kéo dài không quá 3 tuần.

2. Nguyên nhân trẻ bị viêm thanh quản

Nguyên nhân gây viêm thanh quản ở trẻ em thường rất khó xác định. tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng viêm thanh quản cấp là một triệu chứng tạm thời do các dây âm thanh hoạt động quá mức. nói một cách nôm na là do trẻ la hét, gào thét quá nhiều. nhưng cũng không thể loại bỏ tác nhân bởi các virus, vi khuẩn.

Đối với những trường hợp trẻ bị viêm thanh quản mãn tính, thời gian phát bệnh kéo dài thường do một số tác nhân cụ thể như:

    Trẻ có tiền sử mắc bệnh viêm xoang, nhiễm nấm cấp thấp (sử dụng ống hít hen suyễn lâu ngày).

Theo một số thống kê, trẻ em từ 2 – 6 tuổi có nguy cơ mắc bệnh viêm thanh quản rất cao. bởi các bé chưa hề nhận thức được những hành vi như la hét, gào thét có ảnh hưởng như thế nào đối với cổ họng. một nguyên nhân nữa đó chính là, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên không có khả năng kháng cự với các virus, vi khuẩn gây hại.

3. Triệu chứng viêm thanh quản ở trẻ

Các triệu chứng của bệnh viêm thanh quản ở trẻ thường gặp nhất đó là :

    Sốt dai dẳng, ho khan.

Mặc dù những triệu chứng này có thể được cải thiện khi cho cổ họng có thời gian nghỉ ngơi, bổ sung đủ lượng nước. nhưng các bậc phụ huynh cũng không nên chủ quan khi trẻ có những biểu hiện sau:

    Khó nuốt, kể cả với thức ăn lỏng, nước, nước bọt.

Đây là một trong số những triệu chứng cho thấy bệnh viêm thanh quản ở trẻ đang trở nên nghiêm trọng hơn. vì vậy, các bậc phụ huynh phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

4. Chẩn đoán viêm thanh quản ở trẻ

Bác sĩ dùng các thiết bị chuyên dụng để kiểm tra thanh quản của trẻ. đồng thời, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi thanh quản bằng thiết bị dây ống có thể tải truyền hình ảnh lên máy tính. việc chẩn đoán được dựa trên các tiêu chí sau:

    Nếu trẻ thường la hét quá nhiều, dây thanh âm sẽ có màu đỏ.

5. Viêm thanh quản ở trẻ có thể để lại biến chứng?

Hầu hết các biểu hiện viêm thanh quản ở trẻ em đều có nguy cơ gây ra biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách:

– bệnh viêm thanh quản mạn tính có thể dẫn đến suy hô hấp cấp, nhưng đây là trường hợp rất hiếm gặp.

– vi khuẩn viêm thanh quản ở trẻ có thể lây lan sang các khu vực lân cận, kể cả đường hô hấp hoặc gây nhiễm trùng máu.

– tê liệt dây thanh quản hoặc ung thư cổ họng là biến chứng có thể gặp nhiều nhất ở người lớn. nếu không được điều trị đúng cách, bệnh gây khó nuốt, khó thở và làm cho thực phẩm dễ rơi vào phổi, gây viêm.

– Ung thư cổ họng là biến chứng nghiêm trọng nhất và có nguy cơ dẫn đến Tu vong cao.

6.Phương pháp điều trị viêm thanh quản ở trẻ

Tùy vào nguyên nhân và mức độ trầm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ có hướng dẫn điều trị phù hợp. nếu trẻ bị viêm thanh quản cấp tính do virus hoặc do la hét nhiều thì không cần điều trị y tế, chỉ cần cho trẻ nghỉ ngơi là khỏi.

Nhưng với trường hợp viêm thanh quản do vi khuẩn, trẻ sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh tùy vào độ tuổi. bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kê Thu*c corticosteroid để giảm viêm cho cả cấp tính lẫn mãn tính. để giúp cho sức khỏe của trẻ nhanh chóng được phục hồi, phụ huynh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

    Cho trẻ uống đủ nước, kết hợp với nước ép cam, chanh để tăng hệ miễn dịch.

7. Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm thanh quản cho trẻ

Để ngăn ngừa căn bệnh viêm thanh quản cho bé yêu, cách tốt nhất là giữ cho thanh quản trẻ luôn ẩm, không bị kích ứng mạnh.

    Tránh cho trẻ tiếp xúc với hóa chất độc hại, khói Thu*c, nơi có nhiều bụi bẩn.

Bài viết trên đây đã vừa cung cấp một số kiến thức về bệnh viêm thanh quản ở trẻ em. những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. thuocdantoc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán nào có thể thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-thanh-quan-o-tre)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY