Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Viêm tuyến giáp Hashimoto, do đâu?

Viêm tuyến giáp Hashimoto (tên vị bác sĩ người Nhật phát hiện ra căn bệnh này) gặp ở khoảng 5% người trưởng thành và có xu hướng tăng lên theo tuổi.
Cháu là nam giới ở tuổi 17, sau khi đi khám tại Bệnh viện TW Huế kết quả siêu âm kết luận bị viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto. Xin BS tư vấn giùm cháu!

Trương Công Bình (congbinh147@gmail.com)

Chào bạn,

Điều đáng chú ý là bệnh có tính chất gia đình, gặp chủ yếu ở phụ nữ và thường phối hợp với một số bệnh khác như đái tháo đường, viêm khớp, bạch biến...

Viêm tuyến giáp Hashimoto là loại viêm tuyến giáp phổ biến nhất và là nguyên nhân hàng đầu gây suy giáp. Đây thực chất là hậu quả rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể.

Thông thường, hệ thống miễn dịch có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các vi khuẩn và virut, nhưng trong bệnh Hashimoto, hệ thống miễn dịch lại sinh ra những kháng thể tấn công vào các cơ quan trong cơ thể, trong đó có tuyến giáp.

Tuyến giáp bị phá hủy dần dần và rất âm thầm nên đa số người bệnh không biết và không được chẩn đoán, đến khi tuyến giáp bị phá hủy quá nhiều, không sản xuất đủ lượng nội tiết tố mà cơ thể cần thì sẽ gây suy giáp. Biểu hiện là một số bệnh nhân có bướu cổ to...

Khi bệnh nhân có suy giáp thì điều trị thay thế bằng nội tiết tố tuyến giáp. Có thể điều trị tạm thời hoặc suốt đời nếu bệnh nhân bị suy giáp vĩnh viễn (thường do viêm tuyến giáp Hashimoto). Do đó, tất cả các bệnh nhân nên đi khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết ít nhất mỗi năm 1 lần.

Lưu ý một số bệnh nhân viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto có thể không cần điều trị gì, chỉ cần theo dõi định kỳ và bác sĩ sẽ can thiệp nếu bệnh nhân có triệu chứng suy giáp. Trường hợp của cháu nếu đã siêu âm phát hiện bị viêm tuyến giáp Hashimoto, cháu cần tái khám và tuân thủ chỉ định của bác sĩ cháu nhé.

Theo BS Vũ Hồng Ngọc - Sức khỏe và Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/viem-tuyen-giap-hashimoto-do-dau-n209863.html)

Tin cùng nội dung

  • Các chuyên gia sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về các nguyên nhân gây nên căn bệnh ung thư tuyến giáp.
  • Khi bà mẹ mang thai bị bệnh tuyến giáp sẽ có nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến người mẹ và thai nhi. Ở nước ta nguy cơ bị mắc bệnh tuyến giáp cao nhất là miền núi vì khu vực này nằm trong vùng thiếu iốt.
  • Theo các nghiên cứu, tại Mỹ có khoảng 3 - 4% số phụ nữ mang thai bị rối loạn chức năng tuyến giáp, chủ yếu là suy chức năng tuyến giáp. Do nằm trong vùng bị thiếu iod nên các thai phụ ở Việt Nam có nguy cơ bị mắc bệnh tuyến giáp cao hơn.
  • Ở người già, nhiều khi có các biểu hiện như: Mệt mỏi, ăn uống kém không rõ nguyên nhân lại là triệu chứng của một bệnh có ảnh hưởng đến toàn thân, đó là bệnh suy tuyến giáp.
  • Ung thư tuyến giáp thông thường là một loại ung thư lành tính. Bệnh nhân có thể sống vài chục năm nếu được điều trị đúng và bài bản.
  • Thời gian gần đây mẹ tôi thường kêu mệt, tăng cân nhẹ, thời gian đầu tôi nghĩ chắc do tuổi già.
  • Bị suy giáp uống thêm loại Thuốc bổ gan liệu có phải là một sự kết hợp hoàn hảo?
  • Khi tuyến giáp có vấn đề, có thể làm tăng các nguy cơ béo phì, bệnh tim, suy nhược, rối loạn Sinh d*c…
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Ung thư tuyến giáp không phải là một loại bệnh ung thư rất thường gặp. Có nhiều loại ung thư tuyến giáp khác nhau và mỗi loại có phương pháp điều trị khác nhau. Tiên lượng cho những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, nói chung, ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY