Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương chủ động sàng lọc, phát hiện sớm người mắc COVID-19

Chiều 16/4, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thạc sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt phòng chống dịch COVID-19 tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã làm việc với Viện về công tác khám, chữa bệnh và phòng chống dịch COVID-19.

Đoàn công tác đã đi kiểm tra khu vực khám sàng lọc, phân luồng người bệnh và khu vực sàng lọc người hiến máu tình nguyện. Đoàn cũng đến thăm khu cách ly và động viên 45 cán bộ y tế thuộc diện F1 của Viện. Ngày 17/4, các cán bộ y tế này sẽ làm xét nghiệm virus SARS-CoV-2 lần 2 trước khi hết thời hạn cách ly.

Làm việc với Tổ công tác, đại diện Viện đã báo cáo trường hợp bệnh nhân số 237, người Thụy Điển, có tiền sử bệnh Leukemia kinh dòng hạt, đã điều trị khoảng 3-4 năm bằng Thu*c nilotinib. 4 tháng nay bệnh nhân dừng điều trị do đi du lịch nước ngoài. Viện tiếp nhận bệnh nhân khám vào 8h20 ngày 1/4/2020 và bố trí người bệnh tại phòng cách ly riêng.

Sau khi khai thác tiền sử về dịch tễ của bệnh nhân, Viện đã chủ động liên hệ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đến lấy mẫu xét nghiệm loại trừ COVID-19 vào ngày 2/4/2020. Bệnh nhân có kết quả dương tính và được chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương điều trị, đồng thời tổ chức cách ly ngay các trường hợp F1 và 1/2 khoa H8 nơi có bệnh nhân mắc COVID-19.

Viện đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng bệnh; thực hiện việc nghỉ làm luân phiên đối với cán bộ, nhân viên y tế của các khoa/ phòng; hạn chế việc giao ban khoa/phòng và việc các khoa lên giao ban; yêu cầu mỗi bệnh nhân chỉ được 1 người nhà chăm sóc và hạn chế tối đa người nhà đến thăm. Viện đã xem xét tình trạng bệnh nhân điều trị nội trú để cho xuất viện tối đa (trước ngày 1/4/2020 có trên 1000 bệnh nhân/ngày, sau ngày 1/4/2020 chỉ còn 600-700 bệnh nhân/ngày). Viện thực hiện khám kê đơn ngoại trú tối đa 2 tháng/lần; đồng thời có công văn thông báo cho các bệnh viện, sở y tế về việc tiếp nhận bệnh nhân và giãn thời gian hẹn người bệnh vào điều trị nội trú.

Viện cũng kiến nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 có ý kiến chỉ đạo các tỉnh, thành phố tạo điều kiện cho người bệnh đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến Trung ương; có nguồn kinh phí hỗ trợ cho người bệnh có hoàn cảnh khó khăn.

Viện cũng đề nghị Bộ Y tế có hướng dẫn giải quyết các vướng mắc về chế độ bảo hiểm y tế cho người bệnh khi đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện; có hướng dẫn cho các bệnh viện tiếp nhận người bệnh trong giai đoạn giãn cách xã hội; đồng thời đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam tạo điều kiện cho người bệnh đến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế khi quá thời gian hẹn tái khám; hướng dẫn bảo hiểm các tỉnh, thành phố thanh toán chi phí khám chữa bệnh kịp thời cho các cơ sở y tế.

Tại buổi làm việc, Thạc sĩ Nguyễn Trọng Khoa hoan nghênh Viện đã phát hiện và xử lý kịp thời trường hợp bệnh nhân 237. Viện cũng đã bố trí được chỗ cách ly và chăm lo cho cán bộ y tế; triển khai quy trình phân luồng sàng lọc cho người bệnh và người hiến máu…

Phó Cục trưởng Nguyễn Trọng Khoa đề nghị, Viện báo cáo chi tiết về những trường hợp người bệnh nặng đang điều trị Thu*c đích đến theo đúng hẹn để đảm bảo liệu trình, tránh biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, Viện cần tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 06 của Bộ Y tế. Khu khám bệnh đảm bảo giãn cách người bệnh chờ khám; quản lý người chăm bệnh nhân… Khu vực nhà ăn đảm bảo an toàn thực phẩm, không tập trung đông người. Trang phục phòng hộ cho cán bộ y tế phải đảm bảo đủ cơ số, được sử dụng đúng mục đích và đúng vị trí, khu vực.

Hiện các bệnh viện đều được nâng mức cảnh báo: Mọi người dân đến khám đều coi là F1. Do đó, Phó Cục trưởng Nguyễn Trọng Khoa đề nghị Viện luôn cảnh giác và tập trung để chủ động trong công tác sàng lọc, phát hiện sớm và chuyển người bệnh nhanh.

Lê Hảo (TTXVN)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/suc-khoe/vien-huyet-hoc-va-truyen-mau-trung-uong-chu-dong-sang-loc-phat-hien-som-nguoi-mac-covid19-20200416220632955.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Tôi muốn hỏi thăm về dịch vụ xét nghiệm ADN để xác định huyết thống. Tôi đến BV Truyền máu và Huyết học TPHCM được không? Ở đó có xét nghiệm bằng tóc không? Chi phí như thế nào? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (T..L.K. – TPHCM)
  • Mangyte ơi, Tôi nghe nói BV Đại học Y dược đưa vào hoạt động phòng khám huyết học nhưng không biết thông tin cụ thể thế nào. Kính mong Mangyte tư vấn giúp tôi, phòng khám này hoạt động vào thời gian nào và khám cho những đối tượng bệnh lý nào ạ? Xin cảm ơn rất nhiều. (nuhoangbocap...@yahoo.com)
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY