Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Viện trưởng Viện Pasteur: Các địa phương nên công bố dịch

(MangYTe) Các địa phương nên công bố dịch sốt xuất huyết, từ đó mới tạo được sự đồng lòng của cả cộng đồng trong công tác phòng chống dịch.

Bác sỹ chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết. (Ảnh: Hải Yến/TTXVN)


Khuyến cáo này được phó giáo sư, tiến sỹ Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra tại Hội nghị cung cấp thông tin y tế do Bộ Y tế tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh chiều 11/8.

Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang có xu hướng gia tăng trên cả nước, nhiều ý kiến cho rằng hiện nay công tác phòng chống dịch của ngành y tế vẫn chưa hiệu quả, trong đó nổi lên nghi vấn muỗi Aedes truyền bệnh đã kháng lại hóa chất diệt muỗi đang sử dụng.

Tuy nhiên, phó giáo sư, tiến sỹ Phan Trọng Lân cho rằng đã có những cách thực hiện chưa đúng trong việc phun hóa chất diệt muỗi. Đó là việc phun hóa chất không đúng giờ, pha hóa chất không đúng cách, phun không đúng mục tiêu, phun qua loa cho xong việc và trước khi phun không tiến hành diệt lăng quăng, giảm mật độ lăng quăng tại khu vực phun.

"Nếu không giảm mật độ lăng quăng xuống, sau 6-7 ngày, lăng quăng đó sẽ nở ra muỗi và muỗi lại nhiều như cũ chứ không phải là do muỗi kháng với hóa chất," phó giáo sư, tiến sỹ Phan Trọng Lân nhận định.

Về việc công bố dịch, phó giáo sư, tiến sỹ Phan Trọng Lân kiến nghị các địa phương khi công bố dịch cần công bố những thông tin quan trọng như tên bệnh, thời gian, phạm vi, quy mô để người dân biết nơi nào có dịch, nguyên nhân phát sinh dịch, các đường lây truyền, tính nguy hiểm, biện pháp phòng chống dịch, nơi điều trị...

Việc tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch là quan trọng nhất bởi nếu không có biện pháp phòng chống đồng nhất, sẽ dễ xảy ra những hiểu lầm về cách thức phòng chống trong người dân.

Ví dụ, có ý kiến cho rằng, virus sốt xuất huyết Duegue sẽ ch*t nếu quá nóng. Tuy nhiên, virus Duegue sẽ ch*t sau 30 phút nếu ở nhiệt độ 56 độ C và ch*t sau 1-2 phút trong môi trường 100 độ C. Như vậy, trong suốt quá trình bệnh phát tác, cần bảo vệ, phòng chống muỗi đốt cho người bệnh vì đây chính là nguồn lây cho cả cộng đồng.

Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng, tính từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận có 80.555 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 69.085 trường hợp nhập viện, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến ngày 10/8 có hơn 12.200 ca mắc sốt xuất huyết nhập viện, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2016.

Theo ông Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh, hiện thành phố đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch như sử dụng hệ thống GIS xác định và khoanh vùng ổ dịch; giám sát các điểm nguy cơ; tổ chức và duy trì các đội xung kích diệt lăng quăng tại các khu dân cư và tăng cường xử phạt theo Nghị định 176 các trường hợp vi phạm để phát sinh ổ dịch, phát sinh ổ lăng quăng trên địa bàn. Tính từ đầu năm đến nay, thành phố đã xử phạt 98 trường hợp vi phạm.

Đánh giá cao nỗ lực của Thành phố Hồ Chí Minh trong việc kéo giảm số ca mắc sốt xuất huyết, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu đề nghị thành phố kêu gọi người dân cùng chung tay với ngành y tế, mỗi tuần dành 10 phút dọn dẹp vệ sinh trong nhà, xung quanh khu vực mình sinh sống, loại bỏ vật chứa nước có phát sinh lăng quăng để phòng ngừa sốt xuất huyết cho chính bản thân, gia đình và cả cộng đồng./.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế nông thôn (https://kinhtenongthon.vn/vien-truong-vien-pasteur-cac-dia-phuong-nen-cong-bo-dich-post11268.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Tôi ở miền Tây lên, muốn đến xét nghiệm và tiêm ngừa tại Viện Pasteur nhưng không biết phải làm thế nào, Mangyte có thể hướng dẫn giúp tôi không? Chân thành cảm ơn, (Hoàng Phúc, An Giang)
  • Tôi lo lắng là mình đã bị viêm gan siêu vi B. Nếu làm xét nghiệm tại Viện Pasteur TPHCM thì sẽ hết bao nhiêu tiền và bao lâu thì có kết quả? Thủ tục có phức tạp không? Nhà tôi ở quận 9 thì đi xe buýt số mấy đến đó? Xin cảm ơn Mangyte! (Hạnh Ngân - hanhngan…@yahoo.com.vn)
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chào Mangyte! Em là sinh viên ở Quận 5. Bác sĩ cho em hỏi là xét nghiệm HIV ở Viện Pasteur giá khoảng bao nhiêu và bao lâu có kết quả? Đi đến đó thì mình có được đảm bảo kết quả và giữ bí mật thông tin người bệnh? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất của Mangyte ạ! Em chân thành cám ơn! (Châu Nguyễn - Quận 5 - TPHCM)
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY