Cục y tế dự phòng chỉ đạo tăng cường việc giám sát tại cửa khẩu, cơ sở y tế, cộng đồng. ảnh: pv
Trong khi nhiều nguy hiểm và mới nổi như: ebola, mers-cov… tiếp tục được ghi nhận tại một số quốc gia trên thế giới, thì trong những ngày đầu năm mới 2020, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ ở châu á lại đang triển khai các giải pháp ứng phó với loại virus lạ gây viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân xuất phát từ tp vũ hán, tỉnh hồ bắc, trung quốc.
Theo thông tin từ cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện điều lệ y tế quốc tế (ihr) - (bộ y tế) ngày 7/1/2020, tính tới ngày 6/1, tại tp vũ hán đã có 59 trường hợp (với 7 người nguy kịch) mắc virus lạ gây viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân. 163 người tiếp xúc với các bệnh nhân được cách ly để theo dõi. sự tăng nhanh số người mắc này xuất phát từ chùm ca bệnh 27 trường hợp tại chợ thủy sản huanan ở trung tâm thành phố này vào ngày 31/12/2019. bộ y tế trung quốc, tổ chức y tế thế giới (who) đang gấp rút tiến hành xác định chủng virus gây bệnh.
Bộ y tế thái lan đang triển khai những biện pháp để giữ quốc gia đông nam á này không bị lây nhiễm bệnh viêm phổi do tại trung quốc. cục kiểm soát dịch bệnh đang làm việc với công ty quản lý các sân bay thái lan (aot) để giám sát khách du lịch đến từ vũ hán, trung quốc. theo chủ tịch aot, các thiết bị đo thân nhiệt đã được lắp đặt tại 4 sân bay có các chuyến bay hàng ngày tới từ vũ hán là suvarnabhumi, don mueang, phuket và chiang mai. thái lan là nước thu hút rất đông số lượng du khách đến từ trung quốc nói chung và tp vũ hán, tỉnh hồ bắc nói riêng.
Hiện Trung Quốc và một vài quốc gia cũng như vùng lãnh thổ khác như Hong Kong (Trung Quốc), Singapore đang triển khai những biện pháp cần thiết nhằm kiểm soát và phòng ngừa bệnh viêm phổi lạ. Trước đó, Singapore ghi nhận trường hợp viêm phổi bất thường đầu tiên. Bệnh nhân là bé gái 3 tuổi, từng đến TP Vũ Hán. Sức khỏe bé gái hiện ổn định. Cô bé được cách ly điều trị thêm. Các xét nghiệm sơ bộ cho thấy bé gái dương tính với virus hợp bào hô hấp (RSV). Singapore bắt đầu sàng lọc nhiệt độ với hành khách đến từ TP Vũ Hán tại sân bay Changi. Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng chưa có báo cáo về sự lây truyền từ người sang người, nghĩa là ít rủi ro hơn cho công chúng.
Còn tại Hồng Kông (Trung Quốc), trang SCMP (Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng) đưa tin, đến nay có 21 người, tuổi từ 2 đến 65, bị viêm phổi cấp do virus chưa xác định và trước đó đều đã đến tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. 6 trong số họ có triệu chứng sốt, nhiễm trùng đường hô hấp và viêm phổi. 7 bệnh nhân khác đã được xuất viện. Hiện sức khỏe của tất cả bệnh nhân đều bình thường và không ai từng đến khu chợ hải sản Huanan tại TP Vũ Hán.
Cục và thực phẩm hong kong tăng cường áp dụng các biện pháp kiểm tra sức khỏe khách từ cửa khẩu, đặc biệt là đối với người đến từ tp vũ hán. hệ thống ảnh nhiệt được bố trí tại sân bay để kiểm tra thân nhiệt hành khách. nhiều ga tàu hỏa tổ chức "làn đường tự nguyện" dành riêng cho khách đến từ vũ hán.
Tại việt nam, nhà chức trách y tế cho hay, vào thời điểm giáp tết nguyên đán canh tý 2020 hiện nay, sự giao lưu, đi lại, thương mại giữa các nước ngày càng gia tăng, do đó, nhiều nguy cơ các dịch bệnh vào nước ta qua các cửa khẩu.
Ông đặng quang tấn, phó cục trưởng phụ trách cục y tế dự phòng (bộ y tế) cho biết, để chủ động phòng chống dịch bệnh xâm nhập vào nước ta, cục này đã ban hành công văn gửi sở y tế tỉnh, thành phố về việc tăng cường xâm nhập, đồng thời chủ động rà soát kế hoạch đáp ứng các tình huống dịch bệnh, sẵn sàng trang thiết bị, vật tư, hoá chất, Thu*c, bố trí nhân lực... nghiêm túc thực hiện việc khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo đúng quy định.
Cục y tế dự phòng chỉ đạo tăng cường việc giám sát tại cửa khẩu, cơ sở y tế, cộng đồng thông qua hệ thống giám sát thường xuyên và giám sát dựa vào sự kiện (ebs). đặc biệt, tổ chức giám sát chặt chẽ bằng máy đo thân nhiệt từ xa và quan sát tình trạng sức khỏe tất cả các hành khách nhập cảnh có về từ tp vũ hán. qua đó, phát hiện sớm, cách ly và xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm.
Các cơ sở y tế lưu ý khai thác tiền sử các bệnh nhân đi về từ các khu vực đang ghi nhận các trường hợp viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân tại trung quốc để chủ động áp dụng các biện pháp quản lý bệnh nhân phù hợp và lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc, phát hiện sớm các trường hợp bệnh vào nước ta.
Riêng tại hà nội, sở cho biết đã kích hoạt 5 máy đo thân nhiệt hành khách nhập cảnh và quá cảnh tại cảng hàng không quốc tế nội bài, nhất là những hành khách đến từ vùng đang lưu hành dịch bệnh viêm phổi cấp tại trung quốc.
Không chỉ lo ứng phó với các loại bệnh truyền nhiễm nguy cơ xâm nhập từ cửa khẩu, biên giới; ở trong nước, các loại bệnh dịch như sởi, cúm,… vẫn đang được giới chức y tế tích cực kiểm soát.
Ông Tấn cho biết, thời tiết lạnh ẩm của mùa Đông - Xuân tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, tồn tại lâu hơn trong môi trường. Đây cũng là thời điểm các dịch bệnh lưu hành trong nước như: Sởi, ho gà, cúm, tay chân miệng… sẽ "đến hẹn lại lên".
Theo báo cáo của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2019 đến nay, đã có hơn 12.400 trường hợp sốt phát ban nghi sởi (tăng gần 2,5 lần so với năm 2018), trong đó 5.119 trường hợp dương tính với sởi và 1 trường hợp Tu vong tại tỉnh Hòa Bình. Riêng tại Hà Nội, năm 2019 có gần 1.800 ca sởi, tăng hơn 3 lần so với năm 2018. Trong số này, 28% chưa đến tuổi tiêm chủng; 11% đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine; 49% trường hợp chưa được tiêm phòng; 12% không rõ tiền sử tiêm chủng.
Cúm cũng là bệnh đang hoành hành tại Việt Nam, chủ yếu là cúm A/H1N1, cúm A/H3N2 và cúm B. Từ ngày từ ngày 28/12/2019 đến 3/1/2020, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương ghi nhận 6 trường hợp viêm phổi nặng do virus, trong đó 3 trường hợp dương tính với virus cúm A/H1N1, 1 trường hợp dương tính với virus cúm A/H3N2, 2 trường hợp còn lại âm tính với virus cúm A/B. Trong năm 2019, viện đã xét nghiệm 143 mẫu bệnh phẩm, trong đó có 62 mẫu dương tính cúm A/H1N1 và cúm B.
Cục dự phòng khuyến cáo, mỗi người dân cần chủ động phòng bệnh kỳ nghỉ tết bằng cách chú trọng giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm. khi có các dấu hiệu sốt, ho, đau ngực, khó thở và bất cứ các triệu chứng bất thường về sức khỏe, phải đến ngay cơ sở để được tư vấn, điều trị kịp thời.
Thu Nguyên
Chủ đề liên quan:
biên giới công tác phòng chống dịch bệnh cục y tế dự phòng dịch bệnh truyền nhiễm ngăn ngừa việt nam virus lạ xâm nhập y tế