Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Việt Nam nghiên cứu mối liên hệ giữa vaccine lao và Covid-19

Khoảng 800 cán bộ y tế tuyến đầu, người bệnh sẽ tham gia nghiên cứu để đánh giá mối liên hệ giữa vaccine lao và Covid-19.

Kết quả nghiên cứu bước đầu của nhóm chuyên gia Mỹ và Ireland cho thấy, những nước có chương trình tiêm đại trà vaccine BCG ngừa bệnh lao thì có ít bệnh nhân ch*t vì đại dịch Covid-19 hơn.

Bộ Y tế đã giao cho Bệnh viện Phổi Trung ương phối hợp với một số đơn vị khác tiến hành thử nghiệm tiêm vaccine BCG cho các nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch để phục vụ đề tài nghiên cứu.

GS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, Bệnh viện đang thiết kế một nghiên cứu hợp tác với một đơn vị của Pháp để tìm hiểu mối liên hệ giữa vaccine lao và Covid-19. Đối tượng tham gia là các nhân y tế ở tuyến đầu chống dịch, cụ thể là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, có thể thêm một số bệnh viện khác.

Theo đó, những người tham gia nghiên cứu sẽ được chia làm 2 nhóm: một nhóm được tiêm văcxin BCG, một nhóm được tiêm vaccine khác không phải BCG. Khoảng 800 cán bộ y tế sẽ được lựa chọn tham gia nghiên cứu.

Nhóm nghiên cứu chủ yếu đánh giá xem liệu vaccine BCG có liên quan đến mức độ nặng của Covid-19.

Hiện nước ta có 268 người mắc Covid-19, ngoài một số người nước ngoài đã về nước, còn lại nhóm nghiên cứu sẽ tìm hiểu xem trong số những bệnh nhân này, trường hợp nào đã tiêm BCG, nếu tiêm thì kháng thể với lao còn không, nếu còn thì ở mức độ nào.

Theo TS Nhung, với những dữ liệu này sau khi đối chiếu phân loại, trường hợp nào bệnh diễn biến nặng- nhẹ có thể cho ra kết quả nhanh bước đầu.

“Vaccine BCG không phải là yếu tố quyết định một người có mắc hay không mắc Covid-19, không làm giảm nguy cơ mắc covid-19. Bất cứ ai có tiếp xúc với mầm bệnh đều có thể mắc”, TS Nhung nhấn mạnh.

Theo chuyên gia, miễn dịch với BCG, chống lao có tác động đến sức miễn dịch tự nhiên (miễn dịch bẩm sinh của cơ thể). Nó giúp điều hòa miễn dịch, đáp ứng miễn dịch tốt hơn. Tuy nhiên đây chỉ là giả thiết, cần đánh giá cần thử nghiệm lâm sàng.

Bệnh viện đang thiết kế nghiên cứu này, trong tuần tới sẽ trình lên Bộ Y tế.

Trên thế giới hiện đã có ít nhất 6 quốc gia đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng tiêm vaccine BCG cho các nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch và người cao tuổi để đánh giá mối liên quan giữa vaccine BCG và Covid-19.

Theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, tại nước ta vaccine BCG do Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC) sản xuất, ở dạng đông khô, đóng gói 10 liều/lọ, đi kèm lọ dung môi để pha hồi chỉnh khi dùng. Vaccine BCG được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng ở nước ta từ năm 1984.

Trong giai đoạn 1984-1988, tỷ lệ tiêm vaccine này tại Việt Nam dao động từ 48% đến 86%. Từ năm 1989, tỷ lệ tiêm đã tăng lên trên 90% và được duy trì liên tục đến nay. Trung bình từ 1,5 đến 1,8 triệu trẻ được tiêm ngừa lao mỗi năm. Như vậy, đã có khoảng 44 triệu người Việt Nam sinh ra từ năm 1989 đến nay đã được tiêm vaccine BCG.

Vắc xin phòng lao BCG được khuyến cáo tiêm cho trẻ trong vòng 1 tháng sau sinh.

Theo Dân trí

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/cac-benh-dich/viet-nam-nghien-cuu-moi-lien-he-giua-vaccine-lao-va-covid-19-tintuc464365)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • TS. Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội Hậu môn Trực tràng cho biết: bệnh trĩ ở nước ta phổ biến đến mức dân gian có câu: thập nhân cửu trĩ tức mười người thì chín người bị trĩ.
  • Theo WHO, bệnh tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong ở Việt Nam.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Xin chào Mangyte, Em đang muốn tìm hiểu thông tin về việc hiến nội tạng cũng như những gì có thể cho những người cần đến lúc em mất đi. Không phải việc hiến xác cho khoa học, mà là gửi đến những bệnh nhân đang cần những bộ phận ấy, vậy tại Việt Nam có địa điểm cụ thể nào để em tìm hiểu về việc này không ạ. Xin chân thành cảm ơn. (Trương Thị Anh Thoa - anhthoa...@gmail.com)
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt, nó thay thế và tái tạo lại các mô bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, tuổi tác... Nghiên cứu tế bào gốc đem lại hy vọng…
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY