Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Việt Nam vào top 9 quốc gia an toàn nhất trong đại dịch Covid-19

Triều Tiên bị nghi ngờ thử tên lửa liên lục địa

Deep Knowledge Ventures (DKV), một quỹ đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại Hồng Kông nhắm vào công nghệ chăm sóc sức khỏe và tuổi thọ, đang đánh giá hiệu suất khủng hoảng của 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trong một dự án đang diễn ra.

Việc các quốc gia phản ứng thế nào trước đại dịch ngày hôm nay giúp Quỹ xác định sự hấp dẫn đầu tư của họ như là điểm đến đầu tư và kinh doanh trong tương lai.

"Các quốc gia sẽ có thể cung cấp sự bảo vệ lâu dài cho công dân của họ và ổn định, ở một mức độ nào đó, họ sẽ tự động thu hút hoạt động tài chính", Dmitry Kaminskiy, người sáng lập và đối tác quản lý của DKV, nói với Nikkei Asian Review.

Trên BXH mới nhất mà DKV công bố, Israel đứng ở vị trí đầu tiên, không thay đổi so với xếp hạng an toàn trước đó. Họ kiếm được 632,32 điểm trong số 700 có thể nhờ vào lãnh thổ nhỏ bé, hệ thống chăm sóc sức khỏe tinh vi, sử dụng công nghệ khôn ngoan và quân đội mạnh.

Nhưng bảng xếp hạng mới nhất đưa Đức lên vị trí thứ hai, tăng từ thứ chín, trong khi đó Hàn Quốc cũng nhảy 7 bậc, leo lên top 3 từ vị trí thứ 10.

Sau đó là danh sách các nước láng giềng châu Á - Thái Bình Dương gồm: Úc, Trung Quốc, New Zealand, Đài Loan, Singapore, Nhật Bản và Hong Kong.

Cách xếp hạng của DKV được biết đến với việc áp dụng một thuật toán AI để chấm điểm các quốc gia dựa trên hơn 70 tiêu chí và dữ liệu từ một loạt các nguồn, bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới.

Xếp hạng an toàn được chia thành các loại như "hiệu quả kiểm dịch", bao gồm các hạn chế đi lại; "Hiệu quả quản lý của chính phủ", bao gồm các khả năng quốc phòng; "Giám sát và phát hiện", chẳng hạn như phạm vi thử nghiệm; và "sẵn sàng điều trị khẩn cấp", bao gồm các yếu tố như số lượng giường bệnh.

Mặc dù cả Israel, Đức và Hàn Quốc đều phải vật lộn với đại dịch Covid-19, nhưng DKV đánh giá “không chỉ dựa vào tiêu chí các quốc gia thành công trong việc giảm thiểu các trường hợp lây nhiễm, mà còn nhìn vào ở tiêu chí khi một quốc gia bị ảnh hưởng khá đáng kể nhưng đã tìm cách ngăn chặn được nó".

Cụ thể, trong top 3 quốc gia xếp hạng đầu tiên, Israel có khoảng 12.000 trường hợp nhiễm bệnh, nhưng chỉ có hơn 100 ca Tu vong; Đức có hơn 130.000 trường hợp nhiễm bệnh, nhưng chỉ có hơn 3.000 ca Tu vong; Hàn Quốc có hơn 10.000 trường hợp, nhưng chỉ có hơn 200 ca Tu vong.

Trong khi đó, New Zealand, quốc gia góp mặt ở vị trí thứ 6 có 1.300 ca nhiễm nhưng chỉ có 5 ca Tu vong.

So sánh với hơn 21.000 người ch*t ở Italia và hơn 10.000 người ch*t chỉ ở riêng ở thành phố New York của Mỹ, để thấy thành công lớn của Israel, Đức, Hàn Quốc hay New Zealand đã làm tốt như thế nào.

Mặc dù Nhật Bản cũng rất nỗ lực, lại sở hữu hệ thống y tế hiện đại, nhưng họ vẫn bị đánh giá là “chính phủ quản lý kém hiệu quả hơn” so với Israel, DKV nói, “nhưng có mức độ sẵn sàng cho việc điều trị khẩn cấp”.

Ngay khi DKV công bố danh sách, không ít người bày tỏ sự bất ngờ khi Trung Quốc, nơi khởi phát dịch virus Corona, hiện có hơn 80.000 ca nhiễm vẫn nằm trong top 5.

Ngoài những cái tên nêu trên, các quốc gia khác nằm trong top 10 đã giành được nhiều lời khen trong công cuộc chống dịch Covid-19 như Đài Loan, Singapore.

Ở nửa kia BXH dành cho các quốc gia châu Á, DKV đánh giá một số quốc gia ở Nam Á và Đông Nam Á có độ an toàn thấp, như Bangladesh, Indonesia và Philippine.

Trong khi đó, các nước Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và kém hơn một chút là Ấn Độ nằm trong số quốc gia có mức độ an toàn trung bình.

Theo DKV, Ấn Độ có khoảng 10.000 ca nhiễm nhưng họ mới chỉ có 300 ca Tu vong. Điều này cho thấy khả năng kiểm soát của Ấn Độ là “đầy nỗ lực”.

Bất ngờ nhất trong BXH châu Á của DKV là vị trí thứ 9 của Việt Nam khi quốc gia Đông Nam Á phát hiện ca nhiễm đầu tiên cách đây hơn 3 tháng, nhưng đến thời điểm này mới chỉ có 266 ca và chưa có trường hợp Tu vong nào.  

Theo quan điểm của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực y tế châu Á và các độc giả của Asian Nikkei Review, Việt Nam xứng đáng có thứ hạng cao hơn vị trí thứ 9 hiện tại. Thậm chí, có thể nằm trong top 3 quốc gia quản lý dịch bệnh tốt nhất châu Á.

Chấn Phong (Tham khảo Asian Nikkei Review)

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/viet-nam-vao-top-9-quoc-gia-an-toan-nhat-trong-dai-dich-covid-19-post76866.html)

Tin cùng nội dung

  • Hiện nay, Việt Nam đã thành công trong ghép thận, gan, tim và đang tiến tới ghép phổi, tụy cho bệnh nhân.
  • TS. Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội Hậu môn Trực tràng cho biết: bệnh trĩ ở nước ta phổ biến đến mức dân gian có câu: thập nhân cửu trĩ tức mười người thì chín người bị trĩ.
  • Theo WHO, bệnh tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong ở Việt Nam.
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Bơi lội luôn được xem là một hoạt động hè mà các em thiếu nhi thích nhất. Để giúp trẻ có được một mùa hè thật vui khỏe, bổ ích, phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY