Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Virus cảm cúm làm tê liệt đôi chân thiếu niên

TP HCM-Tony, 17 tuổi, chơi đá bóng bị chấn thương cột sống, đôi chân mất khả năng vận động, bác sĩ không tìm ra nguyên nhân cho đến khi nghiên cứu cơn cảm cúm.

Chàng trai bị chấn thương cột sống vào tháng 9/2019, đi lại khó khăn. Sau trận cảm cúm, đôi chân Tony yếu hẳn, không thể bước đi, cũng không thể đứng vững.

Tony khám nhiều bệnh viện, không hiệu quả. Có bác sĩ tư vấn "nếu phẫu thuật cũng chưa chắc chữa khỏi".

"Thời điểm ấy tôi đang hoàn tất hồ sơ, chuẩn bị cho chuyến du học Mỹ vào năm sau nên khi nhìn đôi chân, tôi rất hoang mang, tuyệt vọng", Tony chia sẻ.

Tháng 10/2019, bác sĩ Paul D’Alfonso ở Phòng khám Maple Healthcare cho biết khó chẩn đoán cho Tony vì biểu hiện của bệnh quá chung chung, nguyên nhân bệnh không rõ ràng. Sau đó nghiên cứu kỹ, trao đổi cùng nhiều đồng nghiệp, bác sĩ mới phát hiện được nguyên nhân.

"Sau chấn thương lưng không lâu, bệnh nhân bị cảm cúm. Khi đó virus cúm xâm nhập vào hệ thần kinh tự chủ dưới và hệ miễn dịch của cơ thể, tấn công và làm tê liệt các dây thần kinh tại chân", bác sĩ Paul D’Alfonso giải thích. Chấn thương cột sống kết hợp biến chứng cảm cúm nghiêm trọng, khiến đôi chân chàng trai mất khả năng vận động.

Theo bác sĩ Paul, nếu không chữa trị chính xác và kịp thời, có thể Tony phải ngồi xe lăn suốt quãng đời còn lại. Bệnh nhân được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm lưng kết hợp hội chứng mệt mỏi hậu nhiễm virus. Bác sĩ lên phác đồ điều trị kết hợp nắn chỉnh cột sống cùng uống Thu*c để ngăn chặn virus tiếp tục tấn công.

Ban đầu Tony dùng liệu pháp miễn dịch, sử dụng hỗn hợp các kháng thể trong Thu*c để giảm sự phản ứng của cơ thể đối với virus tấn công hệ thần kinh ở chân. Sau đó bác sĩ đánh giá khả năng chịu lực của cơ thể rồi đưa ra phương pháp nắn chỉnh cột sống phù hợp. Cách này nhằm kích thích hệ thần kinh dưới thông suốt, phục hồi chức năng cơ xương khớp, tái lập khả năng vận động đôi chân.

Bên cạnh đó, Tony được châm cứu giúp tăng tốc quá trình hồi phục. Đây là quá trình dài đòi hỏi sự kiên trì bởi kết quả ở giai đoạn này tiến triển rất chậm, dễ làm nản lòng người bệnh.

"Bản chất của bệnh này là khi thương tổn đang dần lành lại thì không được gây thêm sức ép lên các cơ, mà phải để đôi chân phục hồi dần theo từng giai đoạn nên không thể nóng vội", bác sĩ Paul chia sẻ.

Sau tháng đầu điều trị, Tony có thể tập đi từng bước mà không cần nạng. Sau hai tháng, chàng trai bước đi chậm trên đoạn đường ngắn. 5 tháng sau, bệnh nhân phục hồi 90%, đi lại dễ dàng và hoạt động thể thao thoải mái như trước.

Hiện chàng trai tiếp tục nỗ lực điều trị để bình phục hoàn toàn cũng như tránh các di chứng.

Bác sĩ Paul D’Alfonso khuyến cáo, nhiều người xem bệnh cúm là chuyện nhỏ, nhưng khi kết hợp tình trạng chấn thương có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Nếu cơ thể có triệu chứng đau nhức bất thường, cần đi khám sớm để chẩn đoán và chữa trị kịp thời, hạn chế tối đa tổn thương cột sống và hệ thần kinh.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/virus-cam-cum-lam-te-liet-doi-chan-thieu-nien-4126388.html)

Tin cùng nội dung

  • Kính chào Mangyte, Tôi thường cảm thấy mạch đập trong bụng mình giống với nhịp đập của tim, đau đột ngột trong vùng bụng hoặc dưới lưng. Đi khám được chẩn đoán là phình động mạch chủ bụng. Được biết BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức khám và tư vấn miễn phí, kính mong Mangyte cung cấp cho tôi thêm thông tin về chương trình này. Xin chân thành cảm ơn. (Trần Hoài Nam - Tây Ninh)
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào mangyte.vn, Tôi mới phát hiện bị cao huyết áp trong lần công ty khám sức khỏe cho nhân viên. Tôi muốn được tư vấn kỹ hơn về bệnh này vì tôi còn bị hen nữa. Tôi ở quận 8, đi làm ở quận 1, vậy tôi có thể đến đâu? Cảm ơn bác sĩ rất nhiều! (Lê Trúc Linh – TPHCM)
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY