Thành phố Vũ Hán, nơi khởi đầu và bùng phát dịch virus corona, đang bị cách ly và người tiêu dùng Trung Quốc ở các tỉnh/ thành phố khác đã được khuyến khích tránh đến các khu vực công cộng để giảm khả năng lây nhiễm. Điều này tạo ra một tác động ngay lập tức đến doanh số bán thực phẩm. Nhưng doanh số bán lẻ các nhu yếu phẩm hàng ngày tương đối linh hoạt trước tác động của sự bùng phát virus.
Mọi người vẫn cần ăn uống các thực phẩm thiết yếu và người tiêu dùng sẽ tiếp tục dự trữ các mặt hàng chủ lực hàng ngày như rau, thịt (gồm thịt lợn, thịt gia cầm và hải sản) và mì. Mặt khác, ngành dịch vụ thực phẩm bị ảnh hưởng nặng nề vì người tiêu dùng sẽ chọn cách tự bảo vệ mình bằng cách không đi ăn ở bên ngoài hoặc đi du lịch. Điều này đặt ra một thách thức thực sự đối với các nước xuất khẩu thịt bò như Australia, vì phần lớn thịt bò được xuất khẩu sang Trung Quốc đi qua ngành dịch vụ thực phẩm. Việc giải quyết vấn đề này là logistics của một chuỗi cung ứng tương đối đầy đủ. Hoạt động mua hàng mạnh từ Trung Quốc vào cuối năm ngoái đã làm thị trường bị đóng băng.
Với sự bùng phát của dịch virus corona xảy ra ngay trước Tết Nguyên đán, và ngay cả bây giờ, khi người lao động trở lại làm việc vào ngày 10/2, vẫn còn thách thức đối với việc xuất khẩu khối lượng lớn thịt bò vào thị trường có khả năng bị suy giảm. Các báo cáo cho rằng, các chuỗi cung ứng đầy đủ này đang bắt đầu tác động đến các nhà xuất khẩu thịt bò khi họ được yêu cầu giữ lại hoặc làm chậm các đơn hàng xuất khẩu, kể cả như Nhật Bản đang trì hoãn việc xuất khẩu thịt bò sang Trung Quốc trong bối cảnh dịch corona, sau khi vừa khơi thông được lệnh cấm sau 18 năm. Nhìn xa hơn vấn đề logistics, điều gì có thể là tác động của virus corona đối với nhu cầu thịt bò của Trung Quốc?
Vẫn còn quá sớm để đo lường doanh số dịch vụ thực phẩm giảm, nhưng các báo cáo cho thấy tình hình sẽ rất kịch tính. Năm 2003, virus SARS đã tạo ra một tình huống tương tự ở Trung Quốc. Với virus corona, Chính phủ Trung Quốc đã mạnh mẽ và phản ứng nhanh hơn, nhưng đồng thời nền kinh tế Trung Quốc ngày nay có quy mô lớn hơn và đóng vai trò lớn hơn nhiều trong thương mại toàn cầu.
Năm 2003 với SARS, tăng trưởng dịch vụ thực phẩm đã chậm hơn tốc độ tăng trưởng GDP, với tháng 5/2003 (thời kỳ tồi tệ nhất của SARS) cho thấy mức giảm -15,5% hàng năm. Tuy nhiên, sau khi dịch bệnh được kiểm soát, ngành dịch vụ thực phẩm đã hồi phục với tốc độ nhanh hơn các ngành khác. Thử nghiệm sẽ dựa trên mức độ thoải mái của người tiêu dùng Trung Quốc khi trở lại lối sống và ăn uống “bình thường”. Các nước xuất khẩu thịt bò có thể quan tâm chuyển hướng sang một số thị trường tiềm năng khác để giúp bớt một số áp lực của chuỗi cung ứng như thị trường Trung Quốc vẫn luôn là thị trường lớn đáng quan tâm.