Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Với ca nước sôi trên bàn, bé 18 tháng bị nước đổ gây phỏng 50% cơ thể

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP. Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận bé trai 18 tháng tuổi, trú tại Bến Tre với chẩn đoán phỏng nước sôi độ II, diện tích phỏng 50% giờ thứ 2.

Trước đó, tại gia đình, mẹ bé có đổ nước sôi vào ca nước để trên bàn. Trong khi đi lấy gừng để pha nước uống, mẹ bé phát hiện bé với tay lấy ca nước nhưng không chạy tới cản kịp. Trẻ bị nước đổ văng vào đầu, mặt, ngực, tay gây phỏng rộp da.

Tại bệnh viện, ghi nhận bệnh nhi bị phỏng ở mặt, cổ, ngực, bụng, đùi phải, tay phải, rộp da bóng nước, diện tích khoảng 50%. Bệnh nhi sốc, mạch nhẹ chi mát, huyết áp tụt.

Với ca nước sôi trên bàn, bé 18 tháng bị nước đổ gây phỏng 50% cơ thể - Ảnh 1.

Ảnh: BVCC

Các bác sĩ cấp cứu hỗ trợ hô hấp, truyền dịch chống sốc, cho Thu*c giảm đau, kháng sinh, chăm sóc vết phỏng. Tình trạng bệnh nhi còn nặng nên được chuyển Khoa Hồi sức Ngoại điều trị tích cực.

Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc bệnh viện, các T*i n*n sinh hoạt tại nhà thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Phụ huynh cần hết sức lưu ý những công việc nhà, sinh hoạt gia đình… bởi luôn có những nguy cơ nhất định đối với trẻ.

Với ca nước sôi trên bàn, bé 18 tháng bị nước đổ gây phỏng 50% cơ thể - Ảnh 2.

Ảnh: BVCC

Phụ huynh cũng hết sức bình tĩnh xử trí khi trẻ bị phỏng nước sôi, nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi chỗ nguy hiểm, xối nước mát lên người trẻ khoảng 10 - 15 phút, thay đồ, quấn trẻ trong khăn sạch, đưa đến bệnh viện gần nhất.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/voi-ca-nuoc-soi-tren-ban-be-18-thang-bi-nuoc-do-gay-phong-50-co-the-20210305105517636.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí vừa tiến hành cấp cứu cho bệnh nhi 5 tuổi trú tại Đông Triều, Quảng Ninh uống phải Thuốc diệt chuột.
  • Khi trẻ bị bỏng nước sôi, nhiều cha mẹ tỏ ra khá lúng túng. Thậm chí, rất nhiều cha mẹ đã áp dụng những biện pháp dân gian không đúng khiến cho vết bỏng của trẻ càng nặng hơn.
  • Theo TS.BS Lê Ngọc Duy - Trung tâm Cấp cứu và Chống độc, BV Nhi Trung ương, T*i n*n do té ngã là những T*i n*n sinh hoạt thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt khi các em không có sự giám sát trông chừng của người lớn.
  • Khi bị bỏng do bất kỳ tác nhân nào, da là bộ phận thường bị tổn thương nhất, sau đó đến các lớp dưới da như cân, gân, cơ, xương, khớp, mạch máu, thần kinh, và một số cơ quan khác, như đường hô hấp, ống tiêu hóa, mắt, bộ phận Sinh d*c, vân vân.
  • (MangYTe) - Cảm thương trước T*i n*n bỏng thương tâm mà bé Phạm Ngọc Mai (3 tuổi) đang phải gánh chịu, ngày 18/3, Tổng Biên tập Báo ADZ Phạm Huy Hoàn đã trực tiếp đến Viện bỏng Quốc gia (Hà Nội) để thăm cháu và trích ủng hộ 15 triệu đồng từ Quỹ Nhân ái để cháu có thêm điều kiện chạy chữa.
  • (MangYTe) - Tôi cũng không biết nói sao khi nhìn chị khóc nức nở, liên tục đập đầu vào tường khi nhắc đến tình cảnh hiện tại của con chị. Một sự bất cẩn trong lúc nấu nước cho con tắm để giờ đây chị thì điều trị bỏng ở tầng 6, con gái mới 3 tuổi thì đang nằm cấp cứu trong tình trạng nguy kịch ở tầng 2. Làm mẹ như chị lúc này, nỗi đau thật khó diễn tả thành lời.
  • Bỏng là tình trạng tổn thương da, tổ chức dưới da, cơ, xương do nhiệt, điện, hóa chất, ma sát hay bức xạ.
  • Hiếu động là một chứng bệnh của trẻ mà y học chưa tìm ra được nguyên nhân. Nhiều nhà khoa học cho rằng do đại não chậm phát triển, các sợi thần kinh chưa thành phục gây nên,
  • Trẻ hiếu động thì các hành động nghịch ngợm sẽ không liên tục có chủ tâm, còn các bé bị tăng động thường không điều chỉnh được hành vi và điều này ảnh hưởng tới mọi mặt cuộc sống.
  • Những người làm cha, làm mẹ đều không thể vui được khi thấy con chậm chạp, kém linh hoạt so với bạn bè. Nhưng khi con quá hiếu động thì cũng chưa hẳn đã nên vui. Bởi, dấu hiệu kém tập trung - hiếu động chính là một loại bệnh mà nếu không phát hiện sớm để điều trị kịp thời sẽ tiến triển ngày càng trầm trọng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY