Da , Tóc , Da liễu hôm nay

Trẻ bị bỏng nước sôi: Những việc tuyệt đối không được làm

Khi trẻ bị bỏng nước sôi, nhiều cha mẹ tỏ ra khá lúng túng. Thậm chí, rất nhiều cha mẹ đã áp dụng những biện pháp dân gian không đúng khiến cho vết bỏng của trẻ càng nặng hơn.

Bỏng là T*i n*n thường gặp ở trẻ, số lượng bệnh nhi phải nhập viện cấp cứu, điều trị, thậm chíTu vong do bỏng ngày càng gia tăng, nhất là vào thời gian nghỉ hè. Việc sơ cứu ban đầu đúng cáchkhi trẻ bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho vết thương không bị ăn sâu vào bêntrong, tránh tình trạng bội nhiễm và biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, khi trẻ bị bỏng nước sôi, nhiều cha mẹ tỏ ra khá lúng túng. Thậm chí, rất nhiều chamẹ đã nghe những biện pháp dân gian không đúng khiến cho vết bỏng của trẻ càng nặng hơn.

Trẻ bị bỏng nước sôi: Những việc tuyệt đối không được làm

Những sai lầm cha mẹ thường mắc phải khi trẻ bị bỏng nước sôi:

Sử dụng đá làm mát vết thương

Nhiều người có suy nghĩ sai lầm rằng muốn làm mát vết thương thì sử dụng nước càng lạnh càngtốt. Thực ra không phải vậy, sơ cứu bỏng chỉ dùng loại nước sạch mát thông thường. Nếu dùng loại đálạnh sẽ rất dễ khiến vết thương bị bỏng kép. Bởi gặp nhiệt độ lạnh đột ngột, phản ứng đối kháng vớinhiệt độ bỏng của vết thương khiến cho vết thương bị nặng hơn rất dễ gây nhiễm trùng và hoạitử.

Kem đánh răng

Theo cách chữa dân gian nhiều người cho rằng bôi kem đánh răng hay rắc vôi bột sẽ làm dịu mátvết thương bỏi vì khi bôi chúng lên cảm giác mát rất dễ chịu. Nhưng thực tế đó là một quan niệm hếtsức sai lầm, bởi trong kem đánh hay vôi bột đều là các hóa chất chứa kiềm.

Khi gặp môi trường thuận lợi như các vết thương bỏng, chúng sẽ xâm nhập và gây nên biến chứngkhác khiến cho vết bỏng thêm nặng và gây đau đớn cho nạn nhân bỏng.

Kem đánh răng chỉ được sử dụng trong bỏng axit bởi nó có tác dụng trung hoà axít còn dư lại. Cònđối với các trường hợp bỏng khác tuyệt đối không được sử dụng kem đánh răng để sơ cứu hay chữabỏng.

Mỡ trăn hay dầu cá

Mỡ trăn rất mát, lành da nên khi bị bỏng bất kể là do nguyên nhân nào người dân nhất là các gia đình cóđiều kiện cũng sử dụng nó ngay lập tức để giúp nạn nhân dịu mát vết thương.

Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Văn Huệ - nguyên Viện phó Viện Bỏng quốc gia khuyến cáo, chưa có nghiêncứu nào cho thấy việc bôi mỡ trăn ngay khi phát hiện bỏng sẽ có tác dụng tốt. Theo lời khuyên của BS Huệ, chỉ nên bôi mỡ trăn trong thời gian sau điều trị, khi đó mỡ trăn có thể làm se vếtthương nhanh hơn.

Mỡ trăn nhiều lọ không được tiệt trùng hay bảo quản cẩn thận đã bị vi khuẩn tấn công, nếu bổilên vết thương có thể khiến cho vết thương bị nhiễm trùng.

Dầu cá cũng là một loại chứ vitamin A như mỡ trăn tuy nhiên dầu cá rất giữ nhiệt, khi dùng đểchữa bỏng không thể làm dịu mát vết thương mà còn gây hiện tượng khó nhiệt. Ngoài ra dầu cá lại làmột loại rất thu hút côn trùng ruồi muỗi rất dễ dẫn đến nhiễm trùng vết bỏng.

Lòng đỏ trứng gà

Theo quan niệm dân gian trong lòng đỏ có chứa nhiều collagensẽ sẽ giúp vết bỏng mau lành, dachóng liền sẹo. Nhưng lại không hề biết rằng lòng đỏ trứng gà là môi trường rất tốt cho vi khuẩnphát triển.

Khi bôi lòng đỏ trứng, vết bỏng rất nhanh bị nhiễm khuẩn, có thể chuyển thành nhiễmnặng và nguy hiểm. Một số nơi còn dùng các biện pháp sơ cứu lạc hậu, nguy hiểm như bôi nước mắm,bôi tương, nước tiểu, vắt nước củ chuối, củ ráy lên vết thương.

Dùng Thu*c khi chưa rõ nguồn gốc

Không nên tự ý dùng các Thu*c điều trị vết bỏng khi chưa rõ nguồn gốc, chưa xác định được tínhchất của vết bỏng nông hay sâu. Càng không có một loại Thu*c nào giúp tránh được sẹo bỏng. Có sẹohay không có sẹo, sẹo tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều yếu tố mà trước hết có tính chất quyết địnhđó là tính chất bỏng nông hay sâu, sau đó là các yếu tố liên quan đến cơ địa, điều trị và chăm sócsau khi khỏi...

Tất cả những quảng cáo nói rằng Thu*c làm vết bỏng không có sẹo đều không có căn cứ khoa học.Trong trường hợp, trẻ sơ sinh cần giữ ấm vùng không bị bỏng; hoặc dùng khăn ẩm đắp lên vết thươngtrong vòng 30 phút.

Sơ cứu bỏng cho trẻ là điều rất cần thiết tuy nhiên nếu sơ cứu hay chữa bỏng sai cách đều khiếncho tình trạng nạn nhân thêm nguy hiểm. Vì vậy để hạn chế ít nhất tổn thương nhất cho trẻ thì cầnbiết xử lý bỏng đúng cách.

Theo An Nguyên - Gia đình Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tre-bi-bong-nuoc-soi-nhung-viec-tuyet-doi-khong-duoc-lam-n203586.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY