Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Vox.com: Việt Nam đánh bại COVID-19 nhờ kiểm soát chặt chẽ biên giới

Trang Vox.com có bài viết cho rằng, Việt Nam đã đánh bại COVID-19 vượt ra ngoài mong đợi nhờ kiểm soát chặt chẽ biên giới cũng như khoanh vùng, khống chế các ổ dịch.

Theo trang Vox.com của Mỹ, Việt Nam đã giữ con số Tu vong chỉ dừng ở mức 35 ca, đồng thời đạt tăng trưởng kinh tế trong năm 2020. Và cho đến năm 2021, những biện pháp kiểm soát các ổ dịch đã giúp khống chế dịch COVID-19 thành công. 

1 trong 6 nước có chiến lược phòng dịch COVID-19 điển hình

Bài báo dẫn chứng về 1 trong 16 chốt kiểm dịch trên đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng đợt Tết âm lịch vừa rồi. Người dân đi lại trên tuyến đường cao tốc phải xuất trình giấy tờ và khai báo y tế xem họ từ vùng dịch hay không? Nếu từ những địa phương gần Hải Phòng có ổ dịch sẽ bị từ chối nhập cảnh vào địa phương. Lệnh hạn chế đi lại là một trong những biện pháp quan trọng mà Chính phủ Việt Nam áp dụng để chống dịch COVID-19.

Bài báo phân tích kỹ lưỡng những biện pháp khoanh vùng và hạn chế đi lại mỗi khi ghi nhận ổ dịch đã giúp quốc gia có GDP bình quân đầu người chỉ 2.700 USD chống dịch hiệu quả. Các chốt kiểm dịch đợt Tết tương đương với biện pháp phong tỏa mà Mỹ áp dụng tại thành phố Los Angeles trước thềm lễ Tạ ơn.

Trong năm nay, các chuyến bay đến Việt Nam chỉ được giới hạn cho nhóm người như doanh nhân hay chuyên gia từ một vài nước có nguy cơ thấp. Những người nhập cảnh vào Việt Nam phải có giấy phép đặc biệt của chính phủ và phải trải qua cách ly khi nhập cảnh với các xét nghiệm PCR (Trường hợp dương tính ngay lập tức sẽ phải cách ly trong bệnh viện bất kể nặng nhẹ).

Theo các chuyên gia toàn cầu, chính biện pháp kiểm soát chặt chẽ việc đi lại đã góp phần giúp Việt Nam đánh bại dịch COVID-19. Việt Nam có 35 trường hợp Tu vong và hơn 2.700 người nhiễm virus, các đợt dịch được khống chế một cách chóng vánh. Kể cả trong những ngày tồi tệ nhất, quốc gia 97 triệu dân này chưa bao giờ ghi nhận quá 110 ca nhiễm mới. Đây là tỷ lệ quá nhỏ so với con số 68.000 ca nhiễm mới tại Anh quốc mỗi ngày trong đợt cao điểm (quốc gia chỉ có dân số bằng 1/3 Việt Nam) hay con số trên 300.000 ca nhiễm mới mỗi ngày ở Mỹ hay Ấn Độ.

Năm ngoái, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,9%, bất chấp những dự đoán của các nhà kinh tế. Việt Nam thậm chí còn đánh bại Trung Quốc để trở thành quốc gia đứng đầu về tăng trưởng ở châu Á.

Trong bài viết này, Vox cho biết, các biện pháp hạn chế đi lại của Việt Nam kèm theo các biện pháp phòng dịch khác, trong đó có kiểm dịch và truy vết đã lý giải tại sao quốc gia này đã làm chủ và ngăn chặn được sự lây lan của virus. Đó cũng là lý do tại sao Việt Nam nằm trong số ít vài nước đã đảo ngược lại tình thế, giáo sư về luật y tế toàn cầu Lawrence Gostin (Đại học Geogetown, Mỹ), người đã viết luật quốc tế hướng dẫn các nước nên đối phó với đại dịch như thế nào.

GS.Lawrence Gostin nhận định, ngay từ đầu đại dịch cũng như mỗi khi xuất hiện ổ dịch mới đã giúp Việt Nam ngăn chặn thành công virus. Việt Nam nằm trong số vài quốc gia/vùng lãnh thổ hiếm hoi trên toàn thế giới (gần như là các hòn đảo hay quần đảo tách biệt) đã loại trừ virus.

Kinh tế tăng trưởng trở lại nhờ khống chế dịch hiệu quả

Hiện nay, một số nước trên thế giới đã nối lại các chuyến bay với một số nước láng giềng có nguy cơ thấp. Chẳng hạn như Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản, nhưng chỉ dành cho du khách Việt Nam và một số doanh nhân hay chuyên gia. Bất kể ai nhập cảnh vào Việt Nam, dù cho bằng đường biển, đường bộ hay đường hàng không đều phải bắt buộc cách ly . Hiện nay, Việt Nam cũng đang cân nhắc đến những ích lợi của hộ chiếu vắc-xin và khôi phục lại đi lại trong nước.

Việt Nam nằm trong số một vài quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng vào năm 2020. Cũng trong năm 2020, Việt Nam ký kết 3 hiệp định thương mại quan trọng và chứng kiến thu nhập bình quân đầu người tăng. “Vào đầu cuộc khủng hoảng, nếu bạn hỏi một nhà kinh tế học là điều gì xảy ra ở đây, hầu hết chúng tôi đều bi quan bởi lệnh hạn chế đi lại đã làm mất đi kết nối với thế giới”, ông Jacques Morisset, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Việt Nam nói. Nhưng do các ổ dịch được kiểm soát nhanh chóng, nền kinh tế hồi phục trở lại như kỳ vọng. Sản xuất tiếp tục, và xuất khẩu tăng trưởng 6.5% (không quá thấp so với mức tăng trưởng 8% thông thường khi chưa xảy ra đại dịch).

Mức tăng trưởng này đền bù cho những tổn thất trong lĩnh vực du lịch và giao thông bị thu hẹp. Những thành công này cũng góp phần đẩy mạnh niềm tin và sự ủng hộ của người dân dành cho các biện pháp chống dịch của chính phủ. Theo một khảo sát của UNDP và Viện nghiên cứu phát triển Mekong, 89% người dân Việt Nam ủng hộ các biện pháp của chính phủ, cao hơn mức toàn cầu là 67%.

Nguyễn Vân

(theo Vox.com)

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/60836c6df8ec6e711f5a9412)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY