Khoa học hôm nay

WHO bắt đầu xem xét lại hiệu quả vắc xin AstraZeneca

MangYTe - Để giải đáp về những ngờ vực liên quan hiệu quả của vắc xin AstraZeneca-Oxford với người cao tuổi và đối với biến chủng Nam Phi, các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết bắt đầu xem xét chuyện này từ ngày 8-2.

WHO bắt đầu xem xét lại hiệu quả vắc xin AstraZeneca - Ảnh 1.

Vắc xin AstraZeneca-Oxford - Ảnh: REUTERS

Sau khi vắc xin (vaccine) ngừa COVID-19 của liên danh AstraZeneca - Oxford được phê duyệt ở nhiều nước nhờ hiệu quả được báo cáo là cao, đã xuất hiện một số phàn nàn về hiệu quả liên quan lứa tuổi tiêm loại vắc xin này.

Tiếp đến là hiệu quả của vắc xin của liên danh Anh - Thụy Điển đối với biến thể của virus corona đến từ Nam Phi.

Hôm 7-2, chính quyền Nam Phi đã quyết định ngừng sử dụng vắc xin trên và chờ đợi khuyến cáo của các nhà khoa học về các bước tiếp theo.

Quyết định của Nam Phi dựa trên kết quả thử nghiệm do Đại học Witwatersrand tại Johannesburg (Nam Phi) thực hiện, cho thấy vắc xin của AstraZeneca chỉ có hiệu quả phòng ngừa ở mức 22% đối với biến thể của virus ghi nhận tại Nam Phi.

Tuy nhiên, phản ứng với quyết định trên, phát biểu với báo giới tại thủ đô Canberra, Bộ trưởng Y tế Úc Greg Hunt nhấn mạnh rằng cho đến nay không có bằng chứng nào cho thấy hiệu quả suy giảm của vắc xin của AstraZeneca cũng như vắc xin của Hãng Pfizer/BioNTech trong việc phòng ngừa trường hợp bệnh nặng hoặc hạn chế nguy cơ Tu vong. Ông nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của vắc xin là bảo vệ sức khỏe của con người.

Dự kiến trong vài ngày tới, Úc sẽ phê chuẩn vắc xin của AstraZeneca và đã đặt mua 53 triệu liều vắc xin này. Tháng trước, nước này đã cấp phép sử dụng vắc xin của Pfizer/BioNTech. Úc sẽ bắt đầu tiêm vắc xin Pfizer/BioNTech cho người dân từ cuối tháng này.

Nam Phi đã tạm dừng sử dụng vắc xin của AstraZeneca trong chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19, sau khi dữ liệu cho thấy vắc xin chỉ có hiệu quả tối thiểu đối với các trường hợp nhẹ và trung bình mắc biến thể của virus đang được ghi nhận ở nước này.

Bộ trưởng Y tế Nam Phi Zweli Mkhize ngày 7-2 cho biết chính phủ sẽ chờ đợi khuyến cáo của các nhà khoa học về các bước tiếp theo, sau khi nhận kết quả thử nghiệm đáng thất vọng do Đại học Witwatersrand thực hiện.

Trước đó, Chính phủ Nam Phi có kế hoạch triển khai chủng ngừa vắc xin của AstraZeneca cho nhân viên y tế, sau khi tiếp nhận 1 triệu liều do Viện Huyết thanh Ấn Độ sản xuất trong ngày 8-2.

Tuy nhiên, với quyết định mới nhất, Nam Phi sẽ tiếp tục thúc đẩy chương trình chủng ngừa với vắc xin do Johnson & Johnson và Pfizer phát triển thời gian tới, trong khi các chuyên gia sẽ cân nhắc cách thức phân bổ vắc xin của AstraZeneca.

Đến nay cũng có nhiều nước châu Âu như Đức, Tây Ban Nha, Hi Lạp có những khuyến cáo về sử dụng vắc xin AstraZeneca cho người cao tuổi.

Hồi tháng 11-2020, liên danh AstraZeneca - Oxford từng cho biết vắc xin COVID-19 của họ có thể đạt hiệu quả khoảng 90% mà không có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào.

Đến ngày 5-2 vừa qua, ĐH Oxford còn công bố thông tin khẳng định vắc xin của họ có hiệu quả tương tự đối với biến thể virus SARS-CoV-2 ở Anh cũng như đối với các biến thể đã lưu hành trước đó.

Vắc xin của Hãng dược AstraZeneca có thể bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C, không cần hệ thống dây chuyền bảo quản siêu lạnh.

TƯỜNG NGUYỄN

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/who-bat-dau-xem-xet-lai-hieu-qua-vac-xin-astrazeneca-20210208165110878.htm)

Tin cùng nội dung

  • Táo bón có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người già bị táo bón nhiều hơn. Để đề phòng, nên ăn nhiều rau quả, vận động thường xuyên…
  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Alzheimer là bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi (là nguyên nhân của 75% trường hợp sa sút trí tuệ). Người bệnh có dấu hiệu sớm nhất là hay quên, nói lẫn lộn, nói lắp rồi dần dần mất trí nhớ, trầm cảm, ngớ ngẩn.
  • Ngược đãi người cao tuổi là khi người nào đó lợi dụng hoặc gây hại cho người cao tuổi. Ngược đãi người cao tuổi có thể dưới nhiều hình thức khác nhau. Tìm hiểu thêm
  • Hãy dùng danh sách các câu hỏi dưới đây để giúp bạn đánh giá một nơi ở thích hợp cho người cao tuổi, chẳng hạn như nhà dưỡng lão, hay nhà dành cho người cao tuổi tích cực,...
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY