Tin y tế hôm nay

Tin y tế

WHO cảnh báo: Không tiêm vắc xin - Mối nguy hiểm đầu tiên cho sức khoẻ toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố danh sách 10 mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe nhân loại trong năm 2019. Trong đó, không tiêm vắc – xin là mối đe doa được WHO đưa lên vị trí đầu tiên trong 10 mối nguy hại về sức khoẻ. Và, nếu những thách thức này không được giải quyết, hàng triệu sinh mạng sẽ rơi vào tình cảnh nguy hiểm.

Không tiêm vắc-xin

“Do dự tiêm vắc-xin” (tình trạng miễn cưỡng hoặc từ chối tiêm dù có sẵn vắc-xin) sẽ đe dọa và đảo ngược những tiến bộ đã đạt được trong việc giải quyết các bệnh có thể phòng ngừa.

Ví dụ điển hình nhất là bệnh sởi. Những năm gần đây, số ca mắc bệnh sởi trên thế giới tăng 30% cho dù đây là bệnh phòng được bằng vắcxin. Thực tế, các quốc gia gần như đã xóa sổ bệnh sởi giờ đây chứng kiến căn bệnh trỗi dậy. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này chính là do không tiêm vắcxin. Theo WHO, tiêm vắc-xin là một trong những biện pháp có hiệu quả nhất trong việc phòng tránh bệnh tật. Cụ thể, nó giúp ngăn chặn 2-3 triệu ca Tu vong/năm và có thể tránh thêm 1,5 triệu ca Tu vong khác nếu phạm vi tiêm chủng toàn cầu được cải thiện.

mặc dù bệnh sởi là bệnh phòng được bởi vắc - xin nhưng những năm gần đây số ca mắc sởi đã tăng lên 30%, việc từ chối tiêm đã khiến căn bệnh này trỗi dậy và đe doạ con người

Siêu khuẩn kháng Thu*c

Việc lạm dụng Thu*c kháng sinh, Thu*c chống vi-rút và chống sốt rét đã tạo ra các siêu khuẩn kháng Thu*c. Riêng năm 2017, có 600.000 người mắc bệnh lao kháng Thu*c rifampicin (dược phẩm đặc trị lao hiệu quả nhất) và 82% trong số đó mắc bệnh lao kháng đa Thu*c (MDR-TB).

Ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu

Các chất ô nhiễm cực nhỏ trong không khí có thể xâm nhập hệ hô hấp và hệ tuần hoàn, gây tổn hại phổi, tim và não, cũng như khiến 7 triệu người ch*t sớm mỗi năm vì các bệnh như ung thư, đột quỵ, bệnh tim và phổi. Đáng nói là 90% dân số toàn cầu đang hít thở bầu không khí bị ô nhiễm. WHO dự đoán trong giai đoạn 2030-2050, biến đổi khí hậu sẽ gây ra thêm 250.000 ca Tu vong/năm, do suy dinh dưỡng, sốt rét, tiêu chảy và căng thẳng tinh thần vì nắng nóng.

Đại dịch cúm toàn cầu

WHO nhận định thế giới sẽ đối mặt với một đại dịch cúm khác, nhưng chưa thể chắc chắn về thời điểm nó diễn ra cũng như mức độ nghiêm trọng ra sao. Dự báo này được đưa ra sau khi WHO liên tục theo dõi sự lưu hành của vi-rút cúm để nhận diện các chủng có thể gây ra một đại dịch. Đến nay, có 153 tổ chức ở 114 quốc gia tham gia vào việc giám sát vi-rút cúm và phản ứng của giới chức y tế toàn cầu.

Địa điểm sống dễ thương tổn

Theo who, có trên 1,6 tỉ người - tức hơn 1/5 dân số thế giới - sống tại những khu vực khủng hoảng kéo dài như hạn hán, nạn đói, xung đột vũ trang... đơn cử, hơn 1 triệu người dân syria đã rời bỏ đất nước sang lebanon để tránh nội chiến, nhưng họ lại lâm vào tình cảnh khi lưu lạc xứ người.

Các dịch bệnh có mức độ nguy hiểm cao như Ebola

Vào thời điểm nhân loại nghĩ rằng dịch Ebola phần lớn đã được kiểm soát, thì 2 đợt bùng phát Ebola đã tàn phá nhiều vùng của CHDC Congo vào năm ngoái. Ngoài Ebola, các nhà khoa học cũng đang ưu tiên xử trí nhiều dịch bệnh khác như sốt xuất huyết, Zika, bệnh Nipah, Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS-CoV) và Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS).

Bệnh không lây nhiễm

Hơn 70% số ca Tu vong trên toàn cầu là do những bệnh không lây nhiễm như ung thư, tiểu đường và tim mạch. Theo WHO, 5 yếu tố rủi ro chính thúc đẩy sự gia tăng của bệnh không truyền nhiễm gồm: hút Thu*c lá, ít vận động thể chất, dùng rượu bia quá độ, ăn uống không lành mạnh và ô nhiễm không khí.

Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là mối đe dọa ngày càng tăng trong vài thập kỷ tới mà WHO cũng cảnh báo. Một ước tính cho thấy 40% dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh này và có khoảng 390 triệu ca lây nhiễm mỗi năm.

Chăm sóc sức khỏe ban đầu yếu kém

Thiếu cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu là thực trạng ở nhiều khu vực trên thế giới. điều này có thể ảnh hưởng đến toàn cầu bởi chăm sóc sức khỏe ban đầu là yếu tố có thể đáp ứng nhu cầu sức khỏe của một người trong suốt cuộc đời họ.

HIV

Tuy nhân loại đã đạt được nhiều được nhiều tiến bộ trong xét nghiệm và điều trị HIV, song khoảng 22 triệu người đang điều trị bệnh này, cùng 37 triệu người đang chung sống với HIV. HIV/AIDS vẫn tiếp tục hoành hành và khiến gần 1 triệu người ch*t mỗi năm.

PV (theo CNN)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/who-canh-bao-khong-tiem-vac-xin-moi-nguy-hiem-dau-tien-cho-suc-khoe-toan-cau-n153063.html)

Tin cùng nội dung

  • Mặt nước nơi có dòng chảy xa bờ thường lặng, ít sóng. Khi bạn bơi vào dòng này ngay lập tức có thể bị cuốn trôi ra biển.
  • Tuyệt đối không ngâm đá lạnh mà chỉ dùng nước sạch bình thường làm hạ nhiệt độ bề mặt da.
  • Cháu tôi 5 tuổi, bị đau bụng, sốt, đái ra máu, đi khám được chẩn đoán u Wilms.
  • Viêm tụy cấp là tình trạng viêm đột ngột của tuyến tụy. Biểu hiện có thể nhẹ nhàng nhưng cũng có thể nặng, nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ gây biến chứng.
  • Bệnh trĩ gây đau đớn, khổ sở cho người bệnh cùng nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời.
  • Rau sống thường là các loại rau thơm được ưa chuộng trong bữa cơm của người Việt.
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY