Tin y tế hôm nay

Tin y tế

WHO: Covid-19 đang lây lan mạnh hơn

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo Covid-19 lây lan mạnh hơn và dùng cụm từ nguy cơ đại dịch để mô tả tình hình.

Covid-19 là dịch bệnh phân bố không đồng đều ở cấp độ toàn cầu. Dịch diễn biến khác nhau ở mỗi quốc gia. Do đó, các nước cần có kịch bản phòng chống riêng biệt, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói. 

"Đây là đại dịch đầu tiên trong lịch sử có thể được kiểm soát", ông nói, kêu gọi tất cả các nước thực hiện chiến lược tổng hợp toàn diện để khống chế căn bệnh và đẩy lùi sự lây lan của virus. Trong các phát biểu trước đây ông Tedros tránh đề cập từ "đại dịch".

Tedros cho biết trong số khoảng 80.000 trường hợp được báo cáo nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc, hơn 70% đã hồi phục và được xuất viện. Là quốc gia có nhiều người nhiễm nhất, Trung Quốc đang kiểm soát tốt dịch bệnh.

Ông cũng nhấn mạnh, sự lây lan có thể chậm lại và được ngăn chặn nếu các nước đưa ra hành động quyết liệt đúng thời điểm.

"Các quốc gia tiếp tục truy tìm và xét nghiệm các trường hợp nghi nhiễm, đồng thời nắm chắc lịch sử tiếp xúc của các trường hợp đó. Điều này không chỉ giúp bảo vệ chính người dân của đất nước mình mà còn tránh lây lan cho các quốc gia khác và trên toàn cầu", Tedros phát biểu.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus  trong cuộc họp ngày 9/3. Ảnh: WHO

Cảnh báo của Tedros đưa ra khi lây nhiễm tiếp tục tăng tại châu Âu. Tính đến ngày 11/3, tổng số ca nhiễm nCoV ở Italy là 10.149, số ca Tu vong 631, cao thứ hai thế giới sau Trung Quốc đại lục. Số bệnh nhân đang được chăm sóc đặc biệt tăng lên 877 người. Hôm nay, Đức đã phát hiện 1.565 ca nhiễm nCoV, tăng 341 ca so với một ngày trước, số trường hợp Tu vong vẫn giữ ở mức hai người.

Tại Pháp, tổng số ca nhiễm nCoV là 1.784, trong đó 86 bệnh nhân trong tình trạng nặng, 33 trường hợp Tu vong.

Ở Tây Ban Nha, các quan chức y tế xác nhận 1.622 ca mắc Covid-19, trong đó có 35 ca Tu vong.

Ngoài ra, dịch bệnh cũng len lỏi vào một số tổ chức quốc tế. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có trụ sở tại Brussels đã xác nhận một trường hợp nhiễm Covid-19 tại trụ sở chính sáng 9/3. Các nhân viên hiện tự cách ly tại nhà.

Minh Ngân (Theo Tân Hoa Xã )

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/who-covid-19-dang-lay-lan-manh-hon-4067730.html#box_comment)

Tin cùng nội dung

  • Các bà mẹ thường hỏi: Có phải con tôi bị ghẻ chốc không?”. Thật ra, ghẻ là bệnh da do con cái ghẻ, còn chốc là bệnh nhiễm trùng do vi trùng.
  • Thời điểm từ tháng 8 - 10 là lúc bệnh đau mắt đỏ dễ dàng bùng phát và lây lan trong cộng đồng. Bệnh này tuy lành tính, không gây nhiều nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng lại gây khó chịu trong cuộc sống.
  • Theo Cục Y tế DP, bệnh đau mắt đỏ thường gặp khi giao mùa, thời tiết thay đổi,… Đến nay, chưa có vắc xin phòng, Thu*c điều trị đặc hiệu cho người bệnh.
  • Đau mắt đỏ lây qua đường nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hãy tham khảo trong bài viết dưới đây để biết cách phòng ngừa và điều trị đau mắt đỏ bạn nhé.
  • Bệnh đau mắt đỏ lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, sử dụng chung những vật dụng cá nhân, không lây nhiễm khi nhìn nhau hoặc ngồi gần...
  • Tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng dễ lây lan trong cộng đồng cần điều trị dài ngày, gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt và công việc.
  • Khi một người bị đau mắt đỏ, những người xung quanh thường nhắc nhở nhau: “Đừng có nhìn anh ta/chị ta kẻo lây đau mắt đấy”.
  • Số lượng thụ thể cao của tế bào ung thư khiến chúng tương tác mạnh hơn với thành mạch máu, đẩy mạnh qua thành mạch vào các mô xung quanh.
  • Hiện cúm A/H5N6 vẫn được đánh giá là chủng nguy hiểm, có thể lây sang người với tỉ lệ Tu vong cao, trong khi bản đồ virus cúm A/H5N6 tiếp tục mở rộng ở nhiều địa phương.
  • Vi trùng có thể nhân lên dễ dàng. Các dụng cụ làm sạch, chẳng hạn như các loại khăn hoặc giẻ lau sàn, luôn có mầm bệnh và chúng sẽ lây lan vi trùng qua các bề mặt khác
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY