Mắt hôm nay

Nguyên tắc vàng phòng bệnh đau mắt đỏ

Tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng dễ lây lan trong cộng đồng cần điều trị dài ngày, gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt và công việc.

Tại nhiều tỉnh, thành phố, bệnh đau mắt đỏ đã bùng phát trên diện rộng như: Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, TP. HCM, Đồng Nai... Theo thống kê tại Bệnh viện Mắt T.Ư, số ca mắc đau mắt đỏ đến khám tại bệnh viện có dấu hiệu gia tăng trung bình từ 100-120 bệnh nhân/ngày.

Thế nào là đau mắt đỏ?

Bệnh viêm kết mạc dân gian thường gọi là đau mắt đỏ hay nhặm mắt -là tình trạng viêm hoặc nhiễm khuẩn của màng trong suốt (kết mạc) đường mí mắt và một phần của nhãncầu. Bệnh có thể xuất hiện quanh năm nhưng khi gặp các yếu tố thời tiết như: nắng nóng chuyển quamưa, độ ẩm không khí tăng cao; môi trường nhiều khói bụi; điều kiện vệ sinh kém; sử dụng nguồn nướcô nhiễm... là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và bùng phát thành dịch. Bên cạnh đó, khigiao mùa, cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết, dễ mệt mỏi, hệ thống miễndịch hoạt động yếu nên virut tấn công dễ dàng hơn. Bệnh nhân có thể bị mắc bệnh lại lần thứhai.

Nguyên nhân do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm kết mạc cấp như: do vi khuẩn(tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn, tạp khuẩn…), do virut (Adeno virut, virut Herpes…), do ký sinhtrùng… Tuy nhiên, bệnh viêm kết mạc cấp có thể phát triển thành dịch (gọi là dịch đau mắt đỏ) thìnguyên nhân chủ yếu là do virut mà hay gặp là virut hạch (Adeno virut).


Hình ảnh viêm kết mạc do virut.

Triệu chứng điển hình

Sau thời gian ủ bệnh 2 - 3 ngày (tính từ khi tiếp xúc với nguồn lây)sẽ xuất hiện các dấu hiệu ngứa mắt, cộm, chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt và có nhiều rử ghèn ởmắt. Lúc đầu chỉ bị ở một bên mắt, sau vài ngày xuất hiện sang mắt còn lại. Khi rử ghèn nhiều buổisáng ngủ dậy làm cho hai mi dính vào nhau nên bệnh nhân rất khó mở mắt. Rử ghèn cũng làm cho ngườibệnh nhìn khó, vướng nhưng thị lực không giảm.

Khi khám mắt thấy mi mắt sưng nề đỏ, kết mạc nhãn cầu cương tụ, phùnề. Nhiều rử ghèn (tiết tố) ở bờ mi và bề mặt kết mạc. Một số trường hợp có thể có xuất huyết (chảymáu) dưới kết mạc. Nếu nguyên nhân gây bệnh là liên cầu, phế cầu, bạch cầu… thì kết mạc mi thườngcó lớp giả mạc che phủ, khi bóc giả mạc tái tạo nhanh.

Con đường lây lan bệnh

Bệnh có thể lây từ người này sang người khác qua nước mắt, do dùngchung khăn mặt và chậu rửa mặt, bệnh nhân dụi mắt và cầm nắm vào các đồ vật và sẽ lây cho nhữngngười dùng chung đồ vật đó (hay gặp ở những người trong cùng gia đình, các nhà trẻ, mẫu giáo), hoặclây qua môi trường bể bơi, ở một số nơi do vệ sinh kém (như ở một số vùng nông thôn, thành phố đôngđúc chật hẹp) có thể lây qua vật trung gian là ruồi.

Ở người bị viêm kết mạc cấp, trong nước mắt có chứa rất nhiều yếu tốgây bệnh, khi bệnh nhân nói chuyện, ho hoặc hắt hơi thì yếu tố gây bệnh sẽ theo nước bọt bắn rangoài và lây bệnh cho người khác.

Tránh nhầm lẫn

Bệnh đau mắt đỏ nếu do nguyên nhân virut Adenovirut gây bệnh viêmkết mạc họng hạch có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Khác với đau mắt đỏ thông thường, bệnh nàythường lây nhiễm chủ yếu qua đường hô hấp như ho, hắt hơi vì vậy người bệnh cũng cần phải đeo khẩutrang tránh lây nhiễm cho người khác. Thường bệnh chỉ diễn ra từ 5 - 7 ngày. Dấu hiệu của bệnh viêmkết mạc - họng - hạch là hạch xuất hiện ở hai góc hàm, hai bên nắp tai đau, đỏ; viêm họng, niêm mạchọng đỏ và nuốt nước bọt đau; viêm kết mạc, mi mắt phù nề cấp và khó mở mắt, mắt bị chảy nước, sợánh sáng. Vành mi trên, đặc biệt là mi dưới xuất hiện nhiều hột to, mọc thành dãy, xuất hiện vàthoái triển nhanh trong vòng 6 ngày, không để lại sẹo.

Rất nhiều người nhầm lẫn với bệnh viêm kết mạc thông thường, nên khithấy mắt đỏ chỉ nghĩ bị đau mắt hoặc thấy khản giọng thì nghĩ đau họng. Nhưng sau một thời gian nếukhông được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng về đường hô hấp như viêm phế quản, viêmphổi… Do đó, khi thấy có triệu chứng bệnh cùng lúc ở mắt, họng và nổi hạch cần đến ngay các cơ sởchuyên khoa về mắt và họng để khám, điều trị kịp thời.

Không tự ý điều trị

Người bệnh khi bị viêm kết mạc nên đến các cơ sở chuyên khoa mắt đểđược khám, chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp. Không tự ý mua Thu*c về nhỏ mắt,nhất là việc sử dụng Thu*c nhỏ mắt có corticoide phải có chỉ định và theo dõi của bác sĩ nhãnkhoa.

Tránh sử dụng các Thu*c lá cây để đắp hoặc xông mắt, để làm bệnhnặng thêm và có thể gây ra những tổn thương khác cho mắt như bỏng do nhiệt hoặc tinh dầu, một sốloài nấm và vi khuẩn ở lá cây có thể xâm nhập qua vết xước giác mạc gây ra một bệnh lý nguy hiểm làviêm loét giác mạc. Khi đó việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn, tốn kém mà di chứng để lại là sẹogiác mạc gây nhìn mờ vĩnh viễn, một số trường hợp nặng phải phẫu thuật bỏ mắt.

Ngoài việc tuân thủ chỉ định của thầy Thu*c như: tra rửa mắt bằngnước muối S*nh l* Nacl 0,9% nhiều lần (10 - 15 lần/ngày). Có thể sử dụng nước mắt nhân tạo nhỏ mắtngày 4 - 6 lần, đắp khăn ấm lên mắt để giảm cảm giác khó chịu. Bổ sung vitamin C để tăng cường sứcđề kháng như nước cam, chanh hoặc uống vitamin C …


Khi mắc bệnh đau mắt đỏ cần đến cơ sở y tế để khám và điềutrị. Ảnh: TL

Những nguyên tắc quan trọng phòng bệnh

Vệ sinh là cách tốt nhất để ngăn ngừa lây lan viêm kết mạc cấp. Khibị đau mắt cần thực hiện tốt những nội dung sau đây:

Đối với người bệnh: Không dụi mắt bằng tay bẩn. Rửa tay kỹvà thường xuyên bằng xà phòng nhất là trước khi chăm sóc cho người khác, hạn chế tiếp xúc trựctiếp. Đeo khẩu trang khi phải tiếp xúc gần hoặc chăm sóc trẻ nhỏ. Nên lau ghèn và nước mắt bằngkhăn giấy hoặc cotton ẩm và chỉ dùng một lần, nếu dùng lại khăn thì cần giặt phơi nắng và là ủi đểdiệt khuẩn. Dùng riêng đồ dùng cá nhân như khăn, chậu rửa mặt, cốc chén. Giặt chiếu, vỏ gối, khănmặt bằng nước tẩy, phơi khô và là ủi diệt khuẩn để tránh lây lan và phòng tái nhiễm.

Đối với những người khác trong gia đình: Không ngủ chungvới người bệnh, hạn chế tiếp xúc trực tiếp. Ngay sau khi chăm sóc và nhỏ Thu*c cho người bệnh phảirửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, lau khô rồi mới chăm sóc cho mình hoặc người khác. Tuyệt đối khôngđược sử dụng Thu*c của người bệnh để nhỏ phòng ngừa cho mình và người khác vì sẽ gây lây nhiễm chéovà tạo ra chủng vi khuẩn kháng Thu*c.

Đối với trường học: Khi có trẻ đau mắt cần cho nghỉ họccách ly tại nhà, tránh lây lan. Tăng cường công tác vệ sinh, hướng dẫn trẻ thường xuyên rửa tay vàkhông dụi tay bẩn lên mắt. Đối với các trường nội trú, bán trú không cho học sinh dùng chung đồdùng cá nhân và ngủ chung giường, nhất là trong các mùa dịch đau mắt. Các cô giáo, cô bảo mẫu cũngphải lưu ý rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang mỗi khi chăm sóc cho từng trẻ. Nếu cô giáo bị đaumắt cũng phải nghỉ cách ly ít nhất 3-5 ngày tránh lây cho học sinh khác.

AloBacsi.vnTheo ThS.BS Lê Sơn - Sức khỏe & Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nguyen-tac-vang-phong-benh-dau-mat-do-n91965.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Hè này tôi đưa gia đình lên Sài Gòn chơi, tiện thể khám sức khỏe tổng quát cho cả nhà luôn. Tôi muốn khám ở BV Hòa Hảo mà nghe nói chỗ đó đông lắm, phải lấy số từ 4h sáng lận, mà ba mẹ tôi cao tuổi rồi. Vậy làm cách nào để gia đình tôi có thể khám bệnh nhanh chóng, tiện lợi nhất? (Công Minh - Bến Tre)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Theo Đông y, đau mắt đỏ chủ yếu do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên một diện rộng, hiệp với thấp nhiệt phối hợp với nhau mà gây bệnh. Biểu hiện của bệnh là lúc đầu thấy ngứa, cộm, chảy nước mắt, đây là lúc độc phong tà xâm nhập tại chỗ mà gây ra, sau đó nhanh chóng sưng là quá trình chính khí và tà khí giao tranh nên mắt đau, nhiều dử. Sau đây là một số bài Thu*c đơn giản trị bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
  • Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp (nguyên nhân do virut là chủ yếu), có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, thường hay gặp vào mùa hè. Bệnh lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp. Theo y học cổ truyền, đau mắt đỏ gọi là hồng nhãn, hỏa nhãn. Nguyên nhân do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng hiệp với thấp nhiệt gây nên. Dưới đây là bài Thuốc theo từng thể bệnh.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
  • Vi trùng có thể nhân lên dễ dàng. Các dụng cụ làm sạch, chẳng hạn như các loại khăn hoặc giẻ lau sàn, luôn có mầm bệnh và chúng sẽ lây lan vi trùng qua các bề mặt khác
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY