Kinh tế xã hội hôm nay

WHO và đối tác tri ân sự đóng góp của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến

TS.Kidong Park đánh giá cao đóng góp của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho sự phát triển của ngành y tế, hợp tác quốc tế y tế và chăm sóc sức khỏe toàn dân.

Sáng 21.11, tại Hà Nội diễn ra Cuộc họp Nhóm Đối tác Y tế (HPG) về Tham vấn Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Cuộc họp do PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng ban Bảo vệ, chắm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương và TS. Kidong Park - Trưởng đại diện WHO Việt Nam đồng chủ trì. Các phát triển như EU, WB, UNICEF, JICA,…đã tham gia và đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật.

Phát biểu tại cuộc họp, TS.Kidong Park, Trưởng Đại diện WHO cho biết HPG là cuộc họp có vai trò quan trọng, củng cố hợp tác phát triển ngành y tế. Đây là diễn đàn phát triển mạnh mẽ cho Nhà nước và các phát triển quốc tế để thảo luận về các chính sách về y tế. Đầu năm nay, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã nêu lên vấn đề cải cách y tế trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc sức khỏe toàn dân. Đến nay, xem xét sửa đổi Luật khám bệnh, chữa bệnh ở Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong bối cảnh y tế Việt Nam thay đổi nhiều trong 10 năm qua. Sự thay đổi về phát triển kinh tế, kỳ vọng của người dân, tăng cường sự đóng góp của các bên tư nhân, dịch vụ y tế chi trả từ BHXH, BHYT của Nhà nước phản ánh cả bối cảnh y tế hiện tại cũng như thách thức trong tương lai.

TS.Kidong Park – Trưởng Đại diện WHO thay mặt các phát triển gửi lời tri ân tới những đóng góp của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến (Ảnh: Trần Minh)

TS. Kidong Park cũng đánh giá cao vai trò và đóng góp của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho sự phát triển của ngành y tế, của lĩnh vực hợp tác quốc tế y tế và chăm sóc sức khỏe toàn dân trong vòng 8 năm qua. Đồng thời, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các phát triển đã trình chiếu những hình ảnh tri ân hành trình đồng hành của Bộ trưởng cùng sự phát triển của ngành y tế từ năm 2014-2019.

Clip Những hình ảnh tri ân sự đóng góp của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến

Trên vai trò là người đứng đầu ngành y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã song hành cùng với WHO và các phát triển quốc tế trong việc nâng cao sức khỏe người dân Việt Nam. Những hình ảnh tri ân ghi dấu chặng đường ngành y tế Việt Nam đạt nhiều thành tựu như BHYT toàn dân, cải cách y tế trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, hệ thống quản lý vắc-xin của Việt Nam đạt chuẩn của WHO….

Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi): đưa Việt Nam bắt kịp thế giới

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Luật Khám bệnh, chữa bệnh được Quốc hội thông qua vào ngày 23/11/2009. Luật tạo hành lang pháp lý cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh và góp phần đưa hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của Việt Nam bước đầu hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, sau gần 10 năm thực hiện, Luật cũng đã phát sinh những hạn chế, bất cập như một số quy định chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam cũng như một số nội dung chưa thật sự phù hợp với pháp luật quốc tế.

Với mục tiêu thể chế hóa Nghị quyết Trung ương 20 về công tác chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, theo phân công của Chính phủ, Bộ Y tế được giao làm cơ quan đầu mối xây dựng dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Trưởng Đại diện WHO Kidong Park chụp ảnh chung cùng các đại biểu Nhóm Đối tác Y tế. (Ảnh: Trần Minh)

Sau một thời gian tích cực chuẩn bị, cùng với sự phối hợp của các Bộ, ngành, các cơ quan có liên quan, đến nay, Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã hoàn thành, trong đó tập trung vào một số nội dung thay đổi mang tính căn bản, có tác động lớn đến hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của ngành y tế như:

- Đổi mới đào tạo chuyên khoa đặc thù gắn với tổ chức thi đánh giá năng lực trước khi cấp chứng chỉ hành nghề và quy định thời hạn của chứng chỉ hành nghề.

- Đổi mới việc phân tuyến chuyên môn kỹ thuật theo 3 cấp và chuyển giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh từ tính theo hạng bệnh viện sang tính theo chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Đổi mới cơ chế để bảo đảm quyền của người bệnh gắn với trách nhiệm của người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cũng như quyền của người hành nghề, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gắn với trách nhiệm của người bệnh và thân nhân người bệnh.

- Cải cách thủ tục hành chính trong cấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động trên cơ sở giảm bớt thủ tục hành chính và phân cấp triệt để cho địa phương thực hiện.

- Thay đổi đột phá về phương thức bảo vệ thầy Thu*c, nhân viên y tế và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi đang cung cấp các dịch vụ y tế.

PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Cuộc họp Nhóm Đối tác Y tế (HPG) về Tham vấn Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Ảnh: Trần Minh

Nhằm bảo đảm tính khoa học, thực tiễn và bảo đảm tính hội nhập quốc tế, Bộ Y tế cùng WHO tổ chức cuộc họp HPG lần này để tham vấn dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) nhằm hoàn thiện về các nội dung của dự thảo Luật đầy đủ, toàn diện, trước khi trình Chính phủ, bảo đảm tính khả thi sau khi được ban hành.

Tại cuộc họp, TS. Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế trình bày tổng quan và một số điểm chính trong Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), trong đó lấy người bệnh làm trung tâm, đảm bảo quyền được bảo vệ, nâng cao và chăm sóc sức khỏe của người dân.

Đặc biệt, trong dự thảo Luật sẽ xử phạt những người có hành vi bạo hành nhân viên y tế. Người có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng hoặc danh dự, nhân phẩm của nhân viên y tế thì sẽ bị xử lý hành chính và hình sự theo quy định của pháp luật về chống người thi hành công vụ; phải xin lỗi công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc tại nơi cư trú, làm việc.

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế , TS.Annie Chu, chuyên gia WHO ủng hộ việc thay đổi từ chứng chỉ hành nghề suốt đời thành chu trình cấp phép/cấp lại chứng chỉ hành nghề y tế. WHO khuyến nghị tổ chức Kỳ thi quốc gia để cấp chứng chỉ hành nghề; cơ quan cấp phép quốc gia trực thuộc Bộ Y tế. Nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Thụy Điển, Mỹ, New Zealand,… đã áp dụng kỳ thi quốc gia để cấp chứng chỉ hành nghề. TS.Annie Chu cho biết cấp phép và chứng chỉ hành nghề đối với cơ sở KCB: cấp phép cho cơ sở y tế mới, cần củng cố cơ sở cấp phép dựa trên cơ sở rõ ràng, cần có kế hoạch chăm sóc y tế, cả công và tư. Phải lập kế hoạch y tế, tiêu chuẩn chất lượng và an toàn. Điều kiện tiên quyết trên rất nhiều quốc gia.

Tại cuộc họp, các đại diện từ World Bank, UNICEF, JICA,… đã tham vấn với các vấn đề liên quan tới khám chữa bệnh qua nền tảng E-health (online, y tế từ xa) đối với các cơ sở công lập, gắn cơ chế tài chính với chất lượng bệnh viện (chấm điểm các bệnh viện dựa theo 83 tiêu chí. Các bệnh viện chấm điểm cao hơn sẽ được mức giá dịch vụ cao hơn), dinh dưỡng,…. Dự kiến sẽ trình Quốc hội dự thảo Luật Khám bệnh, Chữa bệnh (sửa đổi) vào tháng 1/2020, đến tháng 5/2020 chi tiết hơn nữa. Các phát triển sẽ cùng song hành với Bộ Y tế trong quá trình này, áp dụng kinh nghiệm quốc tế để rút ngắn cách biệt so với các nước trên khu vực và trên thế giới.

Nguyễn Vân – Trần Minh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/who-va-doi-tac-tri-an-su-dong-gop-cua-bo-truong-nguyen-thi-kim-tien--n166009.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY